Ngành Dược học luôn “hot”; đây là nhận định cho hiện tại và cả trong tương lai. Một số dữ liệu thống kê về ngành Chăm sóc sức khỏe nói chung và ngành Dược nói riêng tại Việt Nam như sau:
- Việt Nam là một quốc gia có dân số già hóa nhanh; thời kỳ “dân số vàng” Việt Nam hiện không còn dài; ước tính trong năm 2020 có khoảng 7,4 triệu dân trên 65 tuổi (7,9% dân số); thậm chí con số này dự tăng lên 9,5% đến năm 2025. Điều này cho thấy tiềm năng của ngành chăm sóc sức khỏe nói chung, cũng như dược phẩm nói riêng.
- Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng; đặc biệt là sự nổi lên của tầng lớp trung lưu, góp phần thúc đẩy chi tiêu gia tăng; bao gồm chi tiêu cho sức khỏe.
- Cùng với đó, bảo hiểm y tế mở rộng với độ phủ đạt mức 88,5% vào năm 2018, mục tiêu đến năm 2021 chính thức chạm mốc 100%.
- Dư địa tăng trưởng dồi dào, cùng với sự hỗ trợ về mức sống, cơ cấu dân số; ý thức bảo vệ bản thân gia tăng đã khiến toàn ngành Dược ở Việt Nam liên tục tăng trưởng nhiều năm gần đây. Cụ thể; ngành Dược đạt mức tăng 11% năm 2017, giai đoạn 2018-2021 tỷ lệ bình dự bình vào mức 11,4%. Quy mô cũng liên tục tạo đỉnh mới; từ mức 4.2 tỷ USD (năm 2015) đến nay đã vào khoảng 5,8-6 tỷ USD, con số này 3 năm tiếp theo sẽ tăng mạnh để đạt 7,8 tỷ USD đến cuối năm 2021.
Trong tình hình hiện tại, ngành Dược được xếp vào danh sách những nghề cao, gắn liền với việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho cả cộng đồng. Sau khi tốt nghiệp, tùy vào nguyện vọng và năng lực cá nhân, Dược sĩ có thể đảm nhận ở nhiều vị trí khác nhau như: