https://admin.yersin.edu.vn//Uploads/files/2022-06/2.-logo-website01(4).png

Tin hướng nghiệp

Trang chủ Tin hướng nghiệp

Điều cần biết về ngành công nghệ thực phẩm và việc làm sau khi ra trường

Ngày đăng 11/08/2021 | Lượt xem: 30336

Ngành công nghệ thực phẩm làm gì sau khi ra trường cũng như cơ hội nghề nghiệp hiện tại là những điều mà các bạn trẻ quan tâm nhiều nhất

Bạn đang yêu thích và quan tâm đến ngành công nghệ thực phẩm? Bạn muốn theo đuổi ngành học này nhưng vẫn còn có nhiều băn khoăn: Ngành Công nghệ thực phẩm ra trường làm gì? Mức lương ngành công nghệ thực phẩm ra sao? Học trường nào thì tốt? Tất cả sẽ được giải đáp qua nội bài viết dưới đây. Hãy đọc và tìm hiểu để tìm được câu trả lời của mình nhé.

1. Tổng quan về ngành Công nghệ thực phẩm?

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?

Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tuy nhiên, vấn nạn về thực phẩm bẩn, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn trong chế biến và sản xuất ngày càng gia tăng. Chính vì thế, Công nghệ thực phẩm trở thành ngành “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên sau khi tốt nghiệp được săn đón từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là gì?

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?
Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, ngành Công nghệ thực phẩm là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực thực phẩm. Cụ thể là nghiên cứu về các hoạt động chế biến, bảo quản, kiểm tra chất lượng trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất các sản phẩm từ nông sản, thủy sản… Ngoài ra ngành Công nghệ thực phẩm còn nghiên cứu để tạo giống mới, các thực phẩm mới, tối ưu hóa dây chuyền sản xuất thực phẩm… phục vụ cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.

Ứng dụng của ngành Công nghệ thực phẩm trong cuộc sống

Ứng dụng của ngành Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng. Bởi tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này, trong đó có thể kể đến:

  • Cải thiện chất lượng đời sống và sức khỏe của cộng đồng.
  • Cải thiện chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản.
  • Thúc đẩy xuất khẩu, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.
  • Cung cấp đa dạng sản phẩm, tăng nguồn dinh dưỡng và đáp ứng nhu cầu của người dân bản địa dẫn du khách nước ngoài.

Ứng dụng của ngành Công nghệ thực phẩm vô cùng đa dạng
Ứng dụng của ngành Công nghệ thực phẩm vô cùng đa dạng

2. Xét tuyển ngành công nghệ thực phẩm tại các trường 

Ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển những tổ hợp môn nào?

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, mỗi ngành học được xét tuyển tối đa 4 tổ hợp môn. Trong đó, có những trường chỉ dành 1-2 tổ hợp môn xét tuyển đối với ngành Công nghệ thực phẩm nhưng tại một số trường khác, ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển đến 4 tổ hợp môn để tạo thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Trong đó trường Đại học Yersin Đà Lạt là trường tiêu biểu đang dẫn đầu về chất lượng đào tạo ngành này hiện nay. Trong những năm trở lại đây, Trường Đại học Yersin Đà Lạt xét tuyển theo 4 tổ hợp môn:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • C08 (Ngữ Văn, Hóa học, Sinh học)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)

Các hình thức xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm

Theo phương án tuyển sinh các năm, hầu hết các trường đại học, cao đẳng sẽ chính thức nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh vào đại học, cao đẳng chính quy theo các phương thức khác nhau. Điển hình, tại trường Đại học Yersin Đà Lạt chính thức tuyển sinh theo 5 phương thức dưới đây:

  • Phương thức 1: Phương thức xét tuyển học bạ THPT. Đây là một trong 5 phương thức tuyển sinh của trường triển khai nhận hồ sơ sớm nhất, giúp thí sinh nắm bắt cơ hội trúng tuyển.
  • Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 
  • Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Yersin Đà Lạt
  • Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Phương thức 5: Xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt - Ngành Công nghệ thực phẩm

Sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt - Ngành Công nghệ thực phẩm

3. Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sẽ được đào tạo những gì?

Theo học ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm… nhằm tối ưu dinh dưỡng, phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng. 

 

Sinh viên ngành công nghệ thực phẩm được đào tạo những gì?
Sinh viên ngành công nghệ thực phẩm được đào tạo những gì?

Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường và đồ uống… Bên cạnh đó, ngành Công nghệ thực phẩm cũng là ngành học đào tạo ra đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia và các nhà nghiên cứu, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời là nguồn nhân lực cốt lõi trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Vì vậy các bạn sinh viên không cần lo lắng khi học ngành Công nghệ thực phẩm ra trường làm gì?

4. Cơ hội việc làm và mức lương ngành Công nghệ thực phẩm

Học Công nghệ thực phẩm ra trường làm việc gì?

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, các bạn sinh viên sẽ có chung một nỗi lo âu rằng: Ngành Công nghệ thực phẩm ra trường làm gì? Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị liên quan đến chế biến lương thực, thực phẩm (thịt, cá, sữa, cà phê, đồ hộp, chè…), vệ sinh an toàn thực phẩm, mua bán xuất nhập khẩu; phòng quản lý Vệ sinh An toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương…Dưới đây là một số vị trí mà các sinh viên có thể tham khảo và đảm nhận:

  • Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm.
  • Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng Nghiên cứu - Phát triển sản phẩm.

 

Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể đảm nhận tại nhiều vị trí khác nhau

Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể đảm nhận tại nhiều vị trí khác nhau

  • Nhân viên phụ trách  kỹ thuật trong hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm.
  • Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm.
  • Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng.
  • Nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài.
  • Tiếp tục theo học thạc sĩ, tiến sĩ chuyên sâu về Khoa học và Công nghệ thực phẩm.

Mức lương cho sinh viên sau khi ra trường ngành Công nghệ thực phẩm

Đối với sinh viên mới ra trường thường chưa có kinh nghiệm nhiều, các bạn sẽ được nhận làm tại các vị trí từ thấp đến cơ bản. Sau khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tuổi nghề cũng như chuyên môn vượt trội, cơ hội thăng tiến trong ngành là rất cao. Mức lương của các chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát bộ phận có thể lên đến 46,0000,000 - 70,000,000 triệu đồng/tháng.

5. Chọn theo học ngành Công nghệ thực phẩm tại Trường Đại học Yersin Đà Lạt

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực cho ngành này ngày càng nâng cao, trong đó có nhu cầu gia tăng về nhân lực chất lượng cao. Nắm bắt được xu hướng đó, Trường Đại học Yersin Đà Lạt đã cho xây dựng chương trình học ngành Công nghệ thực phẩm theo chuẩn quốc tế, trang bị cho sinh viên những kiến thức cập nhật, đón đầu xu hướng nền công nghiệp chế biến thực phẩm thế giới. 

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm trường Đại học Yersin Đà Lạt thực hành trong phòng thí nghiệm của trường

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm trường Đại học Yersin Đà Lạt thực hành trong phòng thí nghiệm của trường

Tại đây, sinh viên sẽ được học lý thuyết gắn liền với thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại. Bên đó cũng sẽ được tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn thông qua các chuyến đi trải nghiệm thực tế tại các nhà máy, khu công nghiệp; các dự án nghiên cứu và kỳ thực tập từ 3-6 tháng trong nước và các nước có nền công nghệ chế biến thực phẩm phát triển như Pháp, Nhật Bản, Thái Lan... 

Với chương trình giảng dạy đạt tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, sinh viên được trau dồi kỹ năng ngoại ngữ chuyên môn và giao tiếp thành thạo, bên cạnh các kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý dự án… để sẵn sàng gia nhập môi trường làm việc quốc tế trong và ngoài nước. Từ đó sẽ giải quyết được mối lo “ học ngành Công nghệ thực phẩm ra trường làm gì?” của sinh viên và phụ huynh.

Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng Tuyển sinh và Truyền thông:
Hotline: 0911 66 20 22 - 0981 30 91 90
Website: https://yersin.edu.vn
Email: tuyensinh@yersin.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity

>>> Có thể bạn quan tâm: 

Đăng ký tư vấn