https://admin.yersin.edu.vn//Uploads/files/2022-06/2.-logo-website01(4).png

Tin tức - Sự kiện

Trang chủ Tin tức - Sự kiện

Những hướng dẫn cụ thể cho Đoàn viên thanh niên về bảo vệ môi trường

Ngày đăng 16/05/2017 | Lượt xem: 443

Trong các hình thức của Đoàn nêu trên đã có đội ngũ tác động để tuổi trẻ đạt được những phẩm chất cần thiết khi tham gia bảo vệ môi trường.

 

         I. Đa dạng hóa hình thức giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ

         Trong các hình thức của Đoàn nêu trên đã có đội ngũ tác động để tuổi trẻ đạt được những phẩm chất cần thiết khi tham gia bảo vệ môi trường. Tần suất xuất hiện mối tương quan giữa phương thức hoạt động giáo dục lên các mục tiêu có khác nhau.

         Ba hình thức có tần suất xuất hiện cao là: Tổ chức các diễn đàn tuổi trẻ với môi trường, các cuộc hội thảo, thảo luận và tổ chức của phong trò thi đua yêu nước.

         Có năm hình thức đạt tần suất xuất hiện khá (từ 4 - 5 lần) đó là:

         - Tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ của cơ sở Đoàn bàn về bảo vệ môi trường.

         - Tổ chức các buổi giáo dục ngoại khóa của học sinh phổ thông.

         - Tổ chức sinh hoạt CLB.

         - Các hoạt động gây ấn tượng (mít tinh, diễu hành).

         - Tổ chức các chuyến đi thăm quan, du lịch, picnic.

         Có hai hình thức đạt tần suất xuất hiện ở mức trung bình là:

         - Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, thi chụp ảnh.

         - Tổ chức các cuộc thi sáng tác kịch bản, thơ, truyện, kịch phim.

         Có một hình thức đạt tần suất xuất hiện ở mức thấp là: Các cuộc thi tìm hiểu về môi trường.

         Các cơ sở Đoàn căn cứ vào các phương thức có tần suất xuất hiện ở mức cao, khá để giáo dục thanh niên. Song không nên bỏ qua các phương thức đạt mức độ thấp, vì ở đây phân tích sự tác động lên các đối tượng Đoàn viên thanh niên. Mối tương quan đó ở mức độ chung cho tất cả các nhóm tuổi trẻ, có tính khái quát cao. Nhưng khi vận dụng ở cơ sở thì phải làm cụ thể với từng đối tượng Đoàn viên thanh niên, trong đó có các đối tượng đặc thù. Trên cơ sở những phương thức giáo dục đã được tổng kết, sau đây là cách tiến hành một số phương thức chính:

         1. Tổ chức các câu lạc bộ tuổi trẻ với môi trường

         Câu lạc bộ tuổi trẻ với môi trường có thể tổ chức rộng rãi trong các đối tượng là Đoàn viên thanh niên. Các câu lạc bộ được sinh hoạt theo chuyên đề, Ban chủ nhiệm câu lạc bộ lựa chọn chuyên đề, phân công các báo cáo viên chuẩn bị. Chương trình sinh hoạt câu lạc bộ bao gồm: Báo cáo chuyên đề Đoàn viên thanh niên nghe và thảo luận, báo cáo viên giải đáp thắc mắc. Ban chủ nhiệm cố gắng đưa ra các vấn đề trọng tâm để Đoàn viên thanh niên cùng tranh luận, làm rõ.

         2. Thông qua sinh hoạt định kỳ của cơ sở Đoàn

         Các kỳ sinh hoạt cần có nội dung giáo dục về môi trường, về những thông tin có liên quan đến bảo vệ môi trường ở địa phương, đơn vị, bàn nội dung, phương thức tham gia của Đoàn vào việc bảo vệ môi trường.

         3. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường

         Các cuộc thi tìm hiểu môi trường có tác dụng rất tốt đối với việc nâng cao nhận thức, bổ sung kiến thức cho Đoàn viên thanh niên về môi trường. Để làm tốt các cuộc thi tìm hiểu các cấp bộ Đoàn cần thực hiện các bước sau:

         - Thống nhất chủ trương với cấp ủy, bàn để triển khai chủ trương với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các cơ quan văn hóa, giáo dục, các đoàn thể nhân dân.

         - Thành lập ban chỉ đạo, ban tổ chức, ban giám khảo. Ban tổ chức gồm đại diện các cơ quan và các nhà tài trợ cho các cuộc thi.

         - Chuẩn bị các điều kiện cần và đủ phục vụ cho các cuộc thi tìm hiểu về môi trường. Các điều kiện đó là: Chủ đề cuộc thi, đặt tên cho cuộc thi, điều lệ cuộc thi, nội dung các câu hỏi, nguồn lực phục vụ cho cuộc thi (tài liệu, tư liệu, kinh phí...).

         - Tổ chức lễ phát động cuộc thi. Ngày phát động cuộc thi thường chọn vào các ngày lễ lớn trong năm. Lễ phát động cuộc thi cần làm trang trọng để thu hút sự chú ý, quan tâm của quần chúng nhân dân.

         - Tuyên truyền, giới thiệu, giải thích, cung cấp thông tin, tư liệu, tài liệu phục vụ cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc tuyên truyền, giới thiệu cuộc thi thông qua hệ thống tổ chức của Đoàn là phương pháp tốt nhằm quảng bá mục đích, nội dung, đối tượng dự thi. Sự chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự thành công.

         - Kiểm tra, đánh giá định kỳ cuộc thi của ban chỉ đạo, ban tổ chức là hết sức cần thiết. Do vậy, kiểm tra và đánh giá định kỳ nhằm nhắc nhở, bổ sung những điều còn thiếu cho các cuộc thi, đôn đốc các cơ sở Đoàn tích cực tham gia thi tìm hiểu về môi trường.

         - Tổ chức các tổ chấm bài, cán bộ tham gia chấm bài dự thi do ban giám khảo giới thiệu và ban tổ chức thông qua.

         - Họp ban chỉ đạo, ban tổ chức để thông báo kết quả chấm thi, thống nhất lựa chọn các tập thể, cá nhân để trao giải, thống nhất nhận định đánh giá kết quả cuộc thi, quyết định công bố kết quả cuộc thi.

         - Họp ban chỉ đạo, ban tổ chức để thông báo kết quả chấm thi; thống nhất lựa chọn các tập thể và cá nhân được trao giải; thống nhất nhận định đánh giá kết quả cuộc thi; quyết định công bố kết quả cuộc thi.

         - Công bố kết quả cuộc thi và tổ chức lễ trao giải thưởng.

         Lễ trao giải thưởng cuộc thi cần được làm trang trọng, chọn các ngày lễ lớn và phải làm tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu kết quả cuộc thi.

         4. Tổ chức các diễn đàn của Đoàn viên thanh niên với môi trường

         Hình thức diễn đàn là để nói cho nhau hiểu về môi trường, thực trạng môi trường và trách nhiệm của tuổi Đoàn viên thanh niên với sự nghiệp bảo vệ môi trường. Các cơ sở của Đoàn chuẩn bị nội dung, phân công người điều hành, người chuẩn bị các nội dung trao đổi, những nội dung cần thảo luận sâu, những vấn đề cần tranh luận làm rõ. Diễn đàn là hình thức hấp dẫn tuổi trẻ, đòi hỏi các cơ sở Đoàn phải chuẩn bị chu đáo cả về hình thức trang trí, nhân sự tham gia chính và người nêu ý kiến.

         5. Tổ chức các cuộc thi sáng tác kịch thơ, truyện, kịch phim

         Hình thức này cũng có tác dụng tốt đối với việc giáo dục môi trường cho đối tượng là Đoàn viên thanh niên. Tuy vậy đối tượng tham gia là không rộng vì chỉ có những người có khả năng, năng khiếu mới có điều kiện tham gia.

         Tổ chức Đoàn quyết định tổ chức các cuộc thi, thành lập ban tổ chức, ban giám khảo. Ban tổ chức và ban giám khảo thảo luận và thống nhất chủ đề, thể loại, qui cách các tác phẩm dự thi, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để phát động cuộc thi.

         Thời gian tổ chức các cuộc thi tập trung vào các ngày lễ lớn trong năm, nhưng thời gian thực hiện các cuộc thi nên có độ dài từ 6 tháng trở lên.

         Việc huy động các cơ quan, đơn vị, các nhà tài trợ tham gia các cuộc thi là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự thành công của các cuộc thi.

         Sau khi hội đủ các điều kiện cần thiết, ban tổ chức làm lễ phát động cuộc thi, tuyên truyền cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp các tư liệu, tài liệu phục vụ cho người dự thi, tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc tham gia của cơ sở, thu tác phẩm và phân loại tác phẩm, tổ chức chấm các tác phẩm dự thi, công bố kết quả các cuộc thi, tổ chức lễ trao giải các cuộc thi.

         6. Tổ chức các cuộc hội thảo, thảo luận

         Hình thức tổ chức hội thảo, thảo luận được tiền hành ở các cơ sở Đoàn của các trường cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan nhà nước. Hình thức này đòi hỏi  các cấp bộ Đoàn phải chuẩn bị kỹ nội dung, đặt bài tham luận cho các cá nhân có trình độ, có am hiểu về môi trường.

         Các cấp bộ Đoàn phải thành lập ban tổ chức của các cuộc hội thảo, thảo luận. Ban tổ chức cần thảo luận kỹ để quyết định chủ đề nội dung, bố trí người viết các chuyên đề.

         Sau khi phân công người viết chuyên đề, các cơ sở Đoàn cần đôn đốc để thu bài đúng giờ. Khi có đủ số bài, xem xét chất lượng chất lượng bài viết và quyết định thời gian hội thảo do các cấp bộ Đoàn quyết định.

         Khi tiến hành tổ chức hội thảo, việc điều hành của ban tổ chức phải tạo ra không khí thảo luận khoa học sôi nổi. Sự sôi nổi được quyết định bởi sự hài hòa, thống nhất, dân chủ giữa người điều hành (ban tổ chức) với người nói (diễn giả) với người nghe, cần có thảo luận, tranh luận các vấn đề được nêu ra trong các báo cáo tham luận. Khi có vấn đề tranh luận, người điều khiển cần gợi ý nội dung thảo luận, cách thảo luận và tổng kết các vấn đề thảo luận.

         7. Tổ chức các hoạt gây ấn tượng

         Hình thức này được tiến hành trong các ngày lễ lớn của dân tộc và ngày môi trường thế giới. Thường các cơ sở Đoàn tổ chức mít tinh, diễu hành, biểu dương lực lượng, ra quân tập thể trong ngày môi trường thế giới.

         Mít tinh là một loại hình có nhiều quần chúng tham gia, các tuyên truyền, cổ động, lực lượng tham gia thường gây ấn tượng sâu sắc. Trong ngày mít tinh có băng rôn, khẩu hiệu, cờ, biểu tượng, các bài phát biểu là những thông tin - bức thông điệp gửi đến quần chúng về môi trường, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường phát triển bền vững, lời kêu gọi quần chúng tích cực tham gia bảo vệ môi trường sống, các phát biểu của các đoàn thể và đại diện cho Đoàn viên thanh niên là lời cam kết trách nhiệm của toàn xã hội chăm lo bảo vệ môi trường.

         Sau lễ mít tinh có lực lượng diễu hành bằng các phương tiện ô tô, xe máy, các cờ băng rô, khẩu hiệu có tác động tuyên truyền... làm cho sự chú ý của quần chúng đối với môi trường ngày càng tăng lên.

         Trong các cuộc thi thường tổ chức các cuộc biểu dương lực lượng như "Đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường", các đội tự quản của các đoàn thể nhân dân... Các lực lượng của các đoàn thể nhân dân có mặt trong các buổi mít tinh và diễu hành là thể hiện sự quyết tâm, sự đồng tình và trách nhiệm của các lực lượng xã hội tham gia bảo vệ môi trường.

         Trong các cuộc mít tinh đều kết hợp với việc tham gia của lực lượng quần chúng đi trồng cây, vệ sinh đường phố, đường làng, vệ sinh ao hồ, cống rãnh, sông ngòi... Việc tham gia của quần chúng góp phần làm vệ sinh môi trường sống và góp tiếng nói thực tế đối với quần chúng "Phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường".

         8. Tổ chức thăm quan, du lịch, picnic

         Thăm quan, du lịch, picnic là hình thức thu hút được đông đảo các Đoàn viên thanh niên hưởng ứng tham gia. Các cuộc tham quan, du lịch, picnic thường đến những danh lam thắng cảnh, những nơi có di tích lịch sử, những khu rừng cấm quốc gia, những khu bảo tồn thiên nhiên... Được đi đến những nơi đó, Đoàn viên thanh niên sẽ có lòng yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên tươi đẹp và có lòng tự hào về Tổ quốc thân yêu của mình.

         Việc các cơ sở Đoàn tổ chức cho Đoàn viên thanh niên đi thăm quan du lịch, picnic là cần thiết. Một mặt tổ chức được các hoạt động tập thể thu hút tuổi trẻ tham gia. Mặt khác thông qua đó để giáo dục ý thức trách nhiệm của Đoàn viên thanh niên đối với đất nước và đối với môi trường sống.

         9. Tổ chức các buổi giáo dục ngoại khóa

         Hình thức này được tiến hành trong các trường học, được kết hợp giữa nhà trường với tổ chức Đoàn để đưa các Đoàn viên thanh niên đến học thực tế tại các công viên, vườn thú, các khu bảo tồn thiên nhiên, các hầm mỏ khai thác tài nguyên...

         Giáo dục ngoại khóa là hình thức giáo dục bổ trợ kiến thức môi trường cho Đoàn viên thanh niên. Đến những nơi học ngoại khóa Đoàn viên thanh niên sẽ được học những bài học từ thực tế, họ sẽ biết được quê hương tổ quốc giàu đẹp. Nhưng sự giàu đẹp đó phải có những hoạt động của con người để bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm, tài nguyên không bị cạn kiệt.

         10. Phát động các phong trào thi đua yêu nước trong Đoàn viên thanh niên

         Phong trào thi đua yêu nước là một hình thức giáo dục tốt đối với các đối tượng là Đoàn viên thanh niên. Hình thức này có thể tổ chức mọi nơi, mọi đối tượng, mọi thời gian.

         Phong trào thi đua yêu nước có tác động mạnh mẽ đến tình cảm trách nhiệm, ý thức cộng đồng và sức sáng tạo của các tập thể cá nhân.

         Phong trào "Thanh niên lập nghiệp" và "tuổi trẻ giữ nước" được thực hiện sâu rộng, được các cấp bộ Đoàn đưa lên tầm cao mới. Đại hội VIII của Đoàn đã đánh giá hai phong trào lớn trên và đề xuất phong trào mới "Xung phong, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

         11. Thành lập Đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường

         Cần phát triển phong trào thanh niên tình nguyện ở nhiều địa phương khác nhau, đặc biệt là các mô hình thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường, cụ thể là các mô hình sau:

         - Mô hình Đội thanh niên tình nguyện chuyên cải tạo vườn tạp cho nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa.

         - Mô hình tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của tổng đội TNXP

         - Mô hình Đội thanh niên tình nguyện trồng rừng.

         - Mô hình Đội thanh niên tình nguyện xanh ở Huế.

         - Mô hình Đội thanh niên tình nguyện tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông - lâm - ngư nghiệp.

         - Mô hình Đội thanh niên tình nguyện lọc nước.

         II. Những hướng dẫn cụ thể về bảo vệ môi trường cho đoàn viên thanh niên

         Trong từng hình thức giáo dục có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Và trong các phương pháp giáo dục lại có nhiều biện pháp cùng được sử dụng. Do đó, biện pháp giáo dục của Đoàn cần được cụ thể hóa. Cụ thể hóa làm cho công tác giáo dục gắn với đối tượng, gắn với nội dung, gắn với địa bàn và các điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục của Đoàn đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả khảo sát về mối quan hệ giữa hình thức và biện pháp giáo dục của Đoàn thanh niên cho thấy: Các biện pháp có tần suất sử dụng như sau:

         - Tần suất sử dụng cao (9 - 10 lần) là: kiểm tra, đánh giá định kỳ, khen thưởng kế hoạch hóa công tác giáo dục.

         - Tần suất tương đối cao (7 - 8 lần) là: báo cáo viên, tuyên truyền viên, nêu gương người tốt việc tốt.

         - Tần suất sử dụng trung bình khá (5 - 6 lần) là: đội tuyên truyền xung kích, nói chuyện chuyên đề.

         - Tần suất sử dụng trung bình thấp (4 lần) là: nghe nói chuyện thời sự, thi hùng biện, viết báo cáo chuyên đề.

         Các cấp bộ Đoàn khi tiến hành công tác giáo dục môi trường đối với các Đoàn viên thanh niên cần xem xét để sử dụng hình thức và biện pháp có tần suất sử dụng cao và phải chú ý căn cứ vào những điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị của Đoàn và tình hình các đối tượng của Đoàn viên thanh  niên. Sự năng động và sáng tạo của cán bộ làm công tác giáo dục là điều kiện quan trọng đảm bảo cho công tác giáo dục và tuyên truyền về môi trường đạt hiệu quả cao.

         Các biện pháp cụ thể là như sau:

         1. Nghe nói chuyện thời sự

          Biện pháp này thường được sử dụng ở tất cả các địa bàn, các đối tượng Đoàn viên thanh niên. Người báo cáo cung cấp những thông tin trong nước và quốc tế, phân tích và bình luận các sự kiện thời sự, các thành quả kinh tế xã hội, các vấn đề môi trường đang được quan tâm... sẽ làm cho Đoàn viên thanh niên hiểu sâu sắc hơn các vấn đề diễn giải trình bày. Tổ chức các buổi nói chuyện thời sự cần đảm bảo thời gian - tức là phải kịp thời thông tin các sự kiện mới diễn ra.

         2. Gặp gỡ các thế hệ với Đoàn viên thanh niên

         Các cuộc gặp gỡ thường được tổ chức trong các ngày lễ lớn, trong các sự kiện chính trị trọng đại (Đại hội Đảng các cấp, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp...). Gặp gỡ các thế hệ với Đoàn viên thanh niên là biện pháp tốt để Đoàn viên thanh niên được gặp "người thật, việc thật", được hiểu các sự kiện, những tấm gương để nâng cao nhận thức, học tập, tự hào và noi gương người đi trước.

         3. Nói chuyện chuyên đề

         Biện pháp này gần với nói chuyện thời sự, nhưng khác hơn là báo cáo viên nói sâu các chuyên đề như: kinh tế, xã hội, môi trường... Các chuyên đề góp phần nâng cao nhận thức của Đoàn viên thanh niên, làm cho Đoàn viên thanh niên hiểu đúng tình hình và họ có thể tuyên truyền cho các Đoàn viên thanh niên.

         4. Nghiên cứu viết tiểu luận

Biện pháp này được sử dụng trong Đoàn viên thanh niên. Đối tượng viết tiểu luận thường là hẹp, tập trung vào những người có khả năng. Người viết tiểu luận được trình bày bài viết của mình trước Đoàn  viên thanh niên, thông qua đó họ sẽ biết các phương pháp nghiên cứu, hiểu sâu sắc hơn các chuyên đề đã được nghe báo cáo.

         5. Thi hùng biện

         Biện pháp thi hùng biện được tổ chức với những đối tượng có khả năng và có năng khiếu nói chuyện trước công chúng. Người thi chỉ có một, nhưng người nghe đến cổ vũ rất đông. Thường các chủ đề hùng biện được lựa chọn trước, là các vấn đề hấp dẫn, có tính thời sự. Do vậy, biện pháp này có tác dụng đến việc giáo dục thanh niên.

         6. Viết báo cáo chuyên đề

         Biện pháp viết báo cáo chuyên đề thường được dùng các lớp học tập trung, trong các tổ chức - nhóm nghiên cứu, có thể áp dụng đối với đối tượng là các Đoàn viên thanh niên. Các tổ - nhóm được giao nghiên cứu những vấn đề về bảo vệ môi trường và chọn ra một số chủ đề cụ thể giao cho một số đối tượng viết. Người viết tìm đọc, nghiên cứu tài liệu, xây dựng đề cương, báo cáo đề cương trước ban tổ chức và người hướng dẫn. Sau khi đề cương được góp ý thông qua, các nhân viết báo cáo chuyên đề và bảo vệ trước ban tổ chức và tổ - nhóm nghiên cứu. Biện pháp này giúp nghiên cứu sâu hơn và đào tạo các báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn.

         7. Hái hoa dân chủ

         Biện pháp hái hoa dân chủ có thể áp dụng rộng rãi trong các đối tượng là Đoàn viên thanh niên và ở tất cả các cấp bộ Đoàn. Hái ho dân chủ là cuộc thi tại chỗ đối với Đoàn viên thanh niên để họ được tự chọn, tự chuẩn bị và trả lời các vấn đề về bảo vệ môi trường do ban tổ chức đề ra. Việc tự trả lời trực tiếp thông qua cuộc thi làm cho tuổi trẻ hiểu hơn về vấn đề đã được trả lời. Mặt thứ hai là những người dự nghe, đến cổ vũ cũng hiểu thêm qua các câu trả lời của người dự thi.

         8. Đội tuyên truyền xung kích

         Đội tuyên truyền xung kích được các cấp bộ Đoàn sử dụng nhiều năm nay để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật mới về vấn đề bảo vệ môi trường. Biện pháp này có kết quả tốt nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Biện pháp này cần kết hợp với các hoạt động  triển lãm về môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường.

         9. Khen thưởng

         Thông qua công tác kiểm tra, đánh giá, các cuộc vận động, các đợt phát động, các phong trào thi đua, sau một hoạt động, kết thúc năm công tác và kết thúc nhiệm kỳ, các cấp bộ Đoàn đều phải tổng kết khen thưởng những tập thể và cá nhân làm tốt. Biện pháp khen thưởng cần được thực hiện thường xuyên, kịp thời ở tất cả các cấp bộ Đoàn. Công tác khen thưởng thực hiện tốt có tác dụng lớn để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục môi trường của Đoàn đối với các Đoàn viên thanh niên.

         Ngoài ra, Đoàn cấp trên nên có hình thức khen thưởng thỏa đáng với các tập thể, các Đoàn viên thanh niên có thành tích xuất sắc. Đồng thời có hình thức khen thưởng đối với tập thể và Đoàn viên thanh niên làm tốt công tác giáo dục và bảo vệ môi trường.

         10. Kế hoạch hóa công tác giáo dục môi trường của Đoàn

         Kế hoạch hóa công tác giáo dục môi trường của Đoàn là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục môi trường. Vì chỉ có kế hoạch hóa, các Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn mới chủ động về thời gian, về nội dung, về cán bộ và các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác giáo dục môi trường. Kế hoạch hóa công tác giáo dục môi trường cần được thực hiện theo các hình thức sau:

         Kế họach công tác giáo dục trong các nhiệm kỳ đại hội của Đòan các cấp. Đưa ra định hướng, nội dung và phong trào tuổi trẻ bảo vệ môi trường.

Ban chấp hành, Ban thường vụ đoàn các cấp căn cứ vào nghị quyết đại hội để xây dựng chương

         Kế hoạch hóa nội dung giáo dục theo thời gian, trong từng năm có các ngày kỷ niệm, Đoàn các cấp căn cứ vào đó để xây dựng các hoạt động giáo dục môi trường.

Đăng ký tư vấn