Sách quản trị kinh doanh là dòng sách không thể thiếu đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. Những thông tin, kiến thức và kỹ năng quản trị mà sách cung cấp sẽ giúp bạn củng cố thêm nền tảng trước khi bắt đầu hành trình của mình. Vậy học quản trị kinh doanh nên đọc sách gì? Dưới đây là top 5 cuốn sách bí kíp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh mà bạn không nên bỏ qua.
1.Từ tốt đến vĩ đại (Good to great) – Jim Collins
Từ tốt đến vĩ đại (Good to great) – Jim Collins
Nếu bạn đang phân vân không biết học Quản trị kinh doanh nên đọc sách gì thì đây là lựa chọn không thể bỏ qua. “Từ tốt đến vĩ đại” được Jim Collins kết hợp với nhóm cộng sự nghiên cứu trong nhiều năm để cùng đưa ra những cách thức cho các công ty có bước nhảy vọt, tăng trưởng, đạt thành tích cao, chuyển mình từ mức “tốt” đến mức “vĩ đại”. Thay vì trình bày một cách rập khuôn, toàn chữ là chữ thì nhóm tác giả đã đưa vào sách những biểu đồ, số liệu rất trực quan, tỉ mỉ và cẩn thận.
“Từ tốt đến vĩ đại” đã đưa ra các vấn đề liên quan đến khả năng lãnh đạo, con người, văn hóa, kỷ luật, công nghệ và đặc biệt là cách xây dựng nền tảng để nhảy vọt. Những yếu tố này được nhóm nghiên cứu xem xét tỉ mỉ và kiểm chứng cụ thể qua 11 công ty nhảy vọt lên vĩ đại.
Mỗi một kết luận được đưa ra đều mang những ý nghĩa to lớn và hữu ích về mặt giá trị, cùng những triết lý rất thực tế mà quyển sách mang lại.
2. Cẩm nang kinh doanh Harvard – Các kỹ năng quản lý hiệu quả – Linda A. Hill
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Các kỹ năng quản lý hiệu quả – Linda A. Hill
Bạn đang theo học khối ngành Kinh doanh – Quản trị kinh doanh và muốn ứng dụng lý thuyết học được vào thực tế tốt nhất? Vậy thì “Cẩm nang kinh doanh Harvard” là cuốn sách bạn không thể bỏ qua. Đây là bộ sách chứa nhiều tri thức và toàn diện về mặt nội dung nhất viết về các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi đọc sách này, bạn sẽ thấy được những điều thú vị và bổ ích từ chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, tuyển dụng và quản lý nhân sự, tài chính kế toán, truyền thông, kỹ năng lãnh đạo. “Cẩm nang kinh doanh Harvard – Các kỹ năng quản lý hiệu quả” được Linda A. Hill viết nên nhằm đưa đến cho bạn những “bài học vỡ lòng” về quản lý và nhà quản lý. Khi đọc sách, bạn sẽ có cái nhìn hệ thống hơn về lĩnh vực quản trị, có đánh giá và đưa ra cách tư duy quản lý tốt nhất để tối ưu hiệu quả làm việc.
Sách rất dễ đọc, dễ hiểu nên không chỉ dành cho các nhà quản trị chuyên nghiệp mà các bạn sinh viên cũng rất dễ tiếp cận khi mới tìm hiểu về lĩnh vực quản trị kinh doanh.
>>> Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh học trường nào
3. Thế lưỡng nan của nhà sáng lập – Noam Wasserman
Thế lưỡng nan của nhà sáng lập – Noam Wasserman
Đây là cuốn sách được Noam Wasserman – giáo sư có tiếng tại trường Harvard, đã dành hơn 10 năm để nghiên cứu. Nội dung sách ông đề cập về những quyết định ban đầu của các doanh nhân khởi nghiệp và vai trò của chúng trong việc tạo dựng vị thế hoặc làm sụp đổ một công ty với đội ngũ còn non trẻ.
Trong cuốn sách, Noam Wasserman tập trung vào phân tích xem liệu việc đồng sáng lập với bạn bè và người thân có phải là một ý tưởng tuyệt vời; cách thức và thời gian phân chia cổ phần thích hợp trong đội ngũ sáng lập; cách chọn thời điểm một nhà sáng lập kiêm CEO của công ty nên tiếp tục tại vị hay thoái vị.
Giáo sư cũng lý giải cách thức hoạt động và né tránh những sai lầm có thể làm “tan đàn xẻ nghé” đội ngũ sáng lập. Bên cạnh đó, ông còn đưa ra nhu cầu cân đối giữa quyền kiểm soát công ty mới khởi nghiệp và cách thu hút những nguồn tài nguyên tốt nhất để phát triển công ty.
“Thế lưỡng nan của nhà sáng lập” đã kiểm chứng những quyết định ban đầu của doanh nhân khởi nghiệp và vai trò của chúng trong việc củng cố hoặc làm tan vỡ một công ty và đội ngũ vẫn còn quá trẻ. Với nội dung sâu rộng và khá là hàn lâm, sách đã nêu lên được những vấn đề rất cụ thể, những nghiên cứu sâu sắc.
4. Steve Jobs – Những bí quyết đổi mới và sáng tạo – Carmine Gallo
Steve Jobs – Những bí quyết đổi mới và sáng tạo – Carmine Gallo
Nếu bạn đang phân vân không biết “Học quản trị kinh doanh nên đọc sách gì?”, thì cuốn “Steve Jobs – Những bí quyết đổi mới và sáng tạo” là một câu trả lời hết sức phù hợp. Bằng việc dõi theo những ví dụ dưới tầm nhìn của Steve Jobs, bạn sẽ thấy được những cách thức mới mẻ thú vị để mở khóa tiềm năng sáng tạo của bản thân và tự rèn luyện cho mình những cách học, cách tiếp thu mới.
Khi đọc sách bạn sẽ nhận thấy, điều làm cho Steve Jobs trở thành một trong những CEO vĩ đại nhất là sự khác biệt đến điên rồ và tư duy sáng tạo – đổi mới. Những đóng góp của ông đã đưa Apple trở thành một thương hiệu lớn mạnh toàn cầu. Nền tảng là những nguyên tắc đổi mới tuy giản đơn nhưng lại mang tính cách mạng và tạo nên những thành công đột phá.
Có 7 nguyên tắc đổi mới mà Steve Jobs đưa ra như sau:
- Làm những việc bạn yêu thích
- Để lại dấu ấn cho nhân loại
- Kích hoạt cho bộ não của bạn
- Bán ước mơ chứ đừng bán sản phẩm
- Nói “không” với 1000 thứ
- Tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời
- Làm chủ thông điệp
“Steve Jobs – Những bí quyết sáng tạo và đổi mới” cho bạn thấy những chiến lược nổi tiếng và hiệu quả nhất để khơi thông cho sự sáng tạo và cải cách thực sự trong bất cứ môi trường công việc nào. Từ đó, bạn sẽ biết cách áp dụng để nâng cấp những sản phẩm mang tính cách mạng, thu hút những khách hàng trung thành và phát triển thịnh vượng, dù là trong những thời điểm ngặt nghèo, thử thách nhất.
5. Kết thúc bán hàng – Đòn quyết định – Brian Tracy
Kết thúc bán hàng – Đòn quyết định – Brian Tracy
Khi kinh doanh, trở ngại lớn nhất để đến với thành công trong bán hàng chính là khả năng khiến khách hàng đưa ra quyết định. “Kết thúc bán hàng – Đòn quyết định” của Brian Tracy mô tả được nỗi lo sợ của tất cả người bán hàng trên mọi cấp độ, phân tích cụ thể về từng nước đi cũng như đòn tâm lý mà một người bán hàng dùng để kết thúc một cách nhanh chóng và thành công.
Xuyên suốt cuốn sách, Brian Tracy luôn khẳng định rằng mọi kỹ năng đều có thể học được, kể cả việc khó nhằn như kỹ năng kết thúc; không tồn tại bất kỳ giới hạn nào vì những gì người khác làm được thì bạn cũng có thể học hỏi và áp dụng. “Kết thúc bán hàng – Đòn quyết định” là tập hợp những bài học đúc kết từ các chuyên gia giúp bạn định hướng hành động và tiến đến thành công trong lĩnh vực bán hàng.
“Kết thúc bán hàng – Đòn quyết định” của Brian Tracy là một trong những cuốn nên đọc, được viết từ kinh nghiệm của những người đi trước mang đến cho bạn những điều thiết thực nhất mà bạn có thể nhìn vào đó để áp dụng vào việc học, công việc hay làm vốn sống cho mình. Cuốn sách này cũng là câu trả lời cho câu hỏi Học quản trị kinh doanh nên đọc sách gì.
Lời kết
Hi vọng với những gợi ý trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Học Quản trị kinh doanh nên đọc sách gì?”, từ đó chọn lọc những loại sách phục vụ tốt cho việc học tập. Đọc sách giúp bạn mở rộng tri thức cho ngành nghề bạn theo đuổi.
Tuy nhiên để trở thành một nhà quản trị giỏi, bạn cần xây dựng những kiến thức nền tảng. Với việc theo học ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Yersin Đà Lạt, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên ngành cùng kỹ năng nghề nghiệp để trở thành một nhà quản trị giỏi trong tương lai.
>>> Xem thêm:
Định hướng quản trị kinh doanh cho các bạn sắp ra trường
Vui lòng liên hệ với Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Yersin Đà Lạt để nhận tư vấn về ngành Quản trị kinh doanh:
- Địa chỉ: 27 Tôn Thất Tùng, phường 8, Tp. Đà Lạt
- Hotline: 1900 633 970 – 0911 66 20 22
- Email: tuyensinh@yersin.edu.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity
- Website: http://yersin.edu.vn
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Ngành Công nghệ thông tin học trường nào?
- Ngành Digital Marketing học trường nào?
- Ngành Ngôn ngữ Anh học trường nào?
Giáo trình quản trị kinh doanh, Sách chuyên ngành quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh là gì, Sách giáo trình quản trị kinh doanh, 25 cuốn sách quản trị kinh doanh có ảnh hưởng nhất, Sách quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh, Sách quản trị kinh doanh cho người mới bắt đầu