Định hướng Quản trị kinh doanh cho các bạn sắp ra trường
04/05/2022

Hiện nay định hướng Quản trị kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng trong việc học tập, phát triển nghề nghiệp của bạn. Từ đây bạn sẽ lên kế hoạch cho việc bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện bản thân. Bạn hãy tham khảo bài viết này để có định hướng cụ thể về Quản trị kinh doanh.

1. Kinh doanh phù hợp với những ai?

Kinh doanh _ Định hướng quản trị kinh doanh ?

Tìm hiểu về định hướng Quản trị kinh doanh

Các bạn yêu thích, đam mê với những thứ liên quan đến kinh tế, công việc kinh doanh và quản trị, chính là điều kiện đầu tiên để xem bạn có hợp với ngành Quản trị kinh doanh hay không. Khi đã xác định được đam mê của bản thân với kinh doanh bạn nên định hướng quản trị kinh doanh một cách hợp lý, có trình tự để hỗ trợ cho việc trau dồi tri thức, đeo đuổi thành công trong học tập và sự nghiệp.

Tuy nhiên, không phải ai yêu thích, học hỏi và tự tìm đường theo kinh doanh cũng có thể phát triển một cách thành công. Điều cần thiết trước tiên là phải xác định bản thân có phù hợp với kinh doanh hay không. Hãy tự đánh giá bản thân có phù hợp theo ngành Quản trị kinh doanh thông qua những tố chất dưới đây:

  • Có đam với kinh doanh và yêu thích những con số;
  • Tự tin với bản thân, năng động trong học tập, làm việc nhóm tốt, có khả năng và bản lĩnh lãnh đạo;
  • Tư duy linh hoạt, tiếp thu có chọn lọc tất cả các vấn đề về mọi mặt;
  • Quyết đoán trong phân tích và giải quyết vấn đề;
  • Có khả năng hùng biện, phản biện, thuyết trình tự tin;
  • Luôn học tập và nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử;
  • Nắm bắt thông tin nhanh, cập nhật xu hướng (xã hội, kinh tế, đời sống,…);
  • Trau dồi khả năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin;
  • Hơn hết là chăm chỉ, cần cù, siêng năng, sáng tạo.

Định hướng quản trị kinh doanh phù hợp với bản thân

Kinh doanh phù hợp với những ai?

Bạn muốn chắc rằng bản thân mình phù hợp với ngành quản trị kinh doanh thì trước tiên hãy tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan về ngành học này trước. Sau đó hãy cho mình những mục đích chi tiết từ thông tin đã tìm hiểu được, từ đó có hướng đi cụ thể trong học tập cũng như công việc.

Một số các yếu tố trên sẽ giúp bạn thấy được phần mình có phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh không. Vì vậy nếu bạn yêu thích lĩnh vực kinh tế, có khát vọng và muốn khẳng định chính mình, thì bạn nên tập trung, vào việc định hướng Quản trị kinh doanh cũng như học tập một cách logic để đạt được hiệu quả tốt nhất. Còn những kỹ năng và phẩm chất khác bạn cần rèn luyện thêm trong quá trình học tập, thực hành.

2. Sinh viên Quản trị kinh doanh có thể làm thêm những công việc nào?

Sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm của cử nhân Quản trị kinh doanh rất rộng mở. Bạn có thể làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong kinh tế, thực hành, học tập và có nhiều cơ hội phát triển bản thân tại các bộ phận khác nhau ở các tập đoàn và công ty trên khắp cả nước hay xa hơn là thị trường quốc tế.

Nhưng ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên hoàn toàn có thể tìm kiếm cho mình các công việc làm thêm vừa để có thêm thu nhập cũng như có thêm kinh nghiệm trước khi rời khỏi ghế nhà trường để đến với môi trường lao động. Dưới đây là những công việc làm thêm mà sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có thể thử sức để vừa có thể kiếm thêm thu nhập mà vẫn có thể học hỏi được nhiều kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm ngay từ khi còn đi học:

Tiếp xúc nhiều công việc để có thể đưa ra định hướng quản trị kinh doanh tốt nhất

Sinh viên ngành quản trị kinh doanh có thể làm thêm những công việc nào?

Nhân viên Email Marketing

Đây cũng là một việc làm part-time cũng khá phù hợp để các bạn sinh viên có thể đi làm và trải nghiệm về Marketing. Với công việc này bạn sẽ quản lý danh sách contact; phân loại khách hàng (địa lý, nguồn gốc, giới tính, độ tuổi, công việc…); lên kế hoạch và đặt lịch gửi mail.
Nhân viên Email Marketing là một công việc giúp cho kỹ năng sắp xếp và quản lý tài liệu của bạn được nâng cao, có logic. Bên cạnh đó bạn sẽ được hướng dẫn công nghệ mới về tự hóa, theo dõi tương tác khách hàng hay cách xem tỉ lệ chuyển đổi. Nhờ những tiếp xúc mới đó bạn cũng có thể kết hợp với kiến thức được học ở trường để có kết quả chuyên ngành tốt nhất.

Nhân viên sales

Nhân viên sales là một trong những lựa chọn làm thêm đáng để bạn thử khi còn trong thời gian sinh viên. Khi tiếp xúc với công việc này, bạn sẽ cần thực hiện các nhiệm vụ tư vấn trực tiếp tới khách hàng. Ở công việc này bạn có thể áp dụng những kỹ năng về kiến thức kinh doanh mà nhà trường đã trang bị cho bạn, để thuyết phục khách mua sản phẩm hoặc lựa chọn dịch vụ của mình.

Ngoài ra bạn cũng là người trực tiếp giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách về sản phẩm, dịch vụ.
Dựa trên những công việc một nhân viên sales phải làm, thì bạn sẽ cải thiện được những kỹ năng như là: giao tiếp, ứng xử, nắm bắt tâm lý khách hàng,…Khi lựa chọn công việc này chắc chắn bạn sẽ học được rất nhiều thứ bổ ích để hỗ trợ cho việc học tập cũng như định hướng quản trị kinh doanh một cách cụ thể hơn.

Trải nghiệm làm thêm để định hướng quản trị kinh doanh được hiệu quả

Công việc làm thêm phù hợp hợp với sinh viên quản trị kinh doanh

Thu ngân

Làm thu ngân bạn sẽ là người chịu trách nhiệm nhận thanh toán của khách hàng tại nhà hàng, siêu thị và nhiều cửa hàng bán lẻ các loại.

Công việc thu ngân hữu ích cho các bạn sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung và Quản trị nhân sự nói riêng. Bạn sẽ tiến bộ hơn từng ngày nhờ được làm quen với hệ thống POS, sử dụng phần mềm Excel trong thực tiễn, cũng như trau dồi một số kỹ năng khác như kỹ năng quản lý thời gian, thích nghi nhanh với môi trường làm việc và khả năng giao tiếp với khách hàng.

Cộng tác viên viết bài

Công việc này giúp bạn ổn định về mặt thời gian. Các bạn có thể làm việc tại nhà và gửi/nhận công việc qua mạng. Với những bạn có khả năng viết tốt, bạn có thể cộng tác viết bài hoặc viết PR sản phẩm cho các trang bán hàng. Đây sẽ là cơ hội mài dũa tốt cho các bạn thích Marketing.

Việc làm này bạn sẽ giúp bạn được thỏa trí sáng tạo, cải thiện kỹ năng viết, tìm hiểu nhiều hơn về các loại sản phẩm, dịch vụ, chương trình…

Định hướng quản trị kinh doanh tốt hơn khi có kinh nghiệm làm việc ngoài giờ học

Sáng tạo và thay đổi tư khi học tập và làm việc 

Kinh doanh online

Đây là công việc mà bạn sẽ tự kinh doanh sản phẩm của chính mình tạo ra hay là cộng tác với một bên khác. Công việc này giúp bạn tự chủ về mặt thời gian rất nhiều, không ảnh hưởng tới việc học tập của bạn tại trường.

Công việc này hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc tìm hiểu về kinh doanh; mở rộng mối hệ; truyền thông, marketing thế nào để thu hút và bán được sản phẩm. Rất phù để sinh viên vừa học tập và làm việc.

Gia sư

Định hướng quản trị kinh doanh trong khi vừa học tập và làm việc

Công việc ổn định phù hợp với thời gian học tập của bản thân

Công việc này nằm trong top 10 việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất nên nếu các bạn đang cần kinh nghiệm nghề nghiệp cho bản thân thì đây là sự lựa chọn phù hợp.
Nếu bạn là một sinh viên có kết quả học tập tốt thì đây là một công việc rất phù hợp. Nó giúp bạn ổn định về thời gian học tập. Cho bạn các kinh nghiệm về diễn dãi và thuyết trình và ôn lại những kiến thức đã cũ. Ngoài ra còn rèn luyện cho bạn tính kiên nhẫn, sự tập trung cao. 

Một số gợi ý công việc làm thêm này rất thích hợp dành cho các bạn vẫn còn đang loay hoay trong định hướng quản trị kinh doanh của mình. Những công việc làm nhân viên part time, việc làm thêm này rất có ích cho việc tích lũy kinh nghiệm và có thêm thu nhập để phụ giúp gia đình.. Khi được làm quen, thử sức với những công việc này sớm sẽ giúp bạn có thêm nhiều kỹ năng và năng lực thực hành, để khi tìm việc làm chính thức sẽ không khỏi bỡ ngỡ, nhanh chóng nắm bắt được nhịp độ của công việc.

Công việc làm thêm phù hợp với sinh viên Quản trị kinh doanh

Công việc làm thêm phù hợp với sinh viên Quản trị kinh doanh

>>> Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh học trường nào

3. Học Quản trị kinh doanh sẽ được trang bị kỹ năng mềm nào?

Khi theo học Quản trị kinh doanh, bạn sẽ được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên ngành, nhưng bên cạnh đó bạn còn được trang bị những kỹ năng cơ bản, để trở thành những người có khả năng quản trị tốt, có tiềm năng phát triển trong tương lai như:

  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc trao đổi công việc, thương lượng hay giao dịch với khách hàng một cách tốt nhất. Ngoài ra còn giúp bạn điều chỉnh cách nói năng cho phù hợp với các môi trường công việc khác nhau.
  • Kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác: Trong lúc học tập và thực tập các bạn có thể học được cách làm việc chung, cách giải quyết vấn đề của tập thể. Đây cũng là một kỹ năng giúp bạn học được cách thể hiện cái tôi đúng chỗ và kiềm chế được những cảm xúc cá nhân.
  • Khả năng tiếp nhận và chọn lọc thông tin: Trong khi học tập bạn sẽ tiếp xúc và tìm hiểu về rất nhiều tài liệu, thông tin để hỗ trợ cho việc học và làm của mình. Nhưng việc chọn lọc ra những thông tin hay và có ích lại là một vấn đề khác, nên việc biết lọc lấy những ý chính và hayhay để học hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng.
  • Khả năng thích nghi: Trong ngành học này bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều môi trường, cũng như khi đi thực tế bạn sẽ tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau nên việc phải thích nghi khi có sự thay đổi về mọi mặt là rất cần thiết.
  • Sáng tạo và tư duy logic: Đây là kỹ năng có thể quyết định việc học tập của các bạn có tốt không? Công việc thực tập có khả quan không? Hãy áp dụng sự sáng tạo và tuy duy của bản thân vào cả công việc và học tập để có những kết quả tốt nhất và phát triển một cách ổn định. 

Định hướng quản trị kinh doanh và trang bị những kỹ năng mềm cần thiết

Những kỹ năng mềm được trang bị khi học Quản trị kinh doanh

Trên đây là những thông tin định hướng Quản trị kinh doanh mà bạn cần phải quan tâm nếu như là một sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm cho mình những định hướng chính xác và phù hợp nhất để phục vụ cho việc học hiện tại cũng như công việc trong tương lai.

Định hướng Quản trị kinh doanh

Định hướng quản trị kinh doanh cho các bạn sắp ra trường

>>> Xem thêm: 

Học ngành quản trị kinh doanh có khó xin việc không

Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Yersin Đà Lạt:

>>>Có thể bạn quan tâm: 

Con đường nghề nghiệp quản trị kinh doanh, Ngành quản trị kinh doanh đòi hỏi những gì, Hướng nghiệp quản trị kinh doanh, Con đường nghề nghiệp trong quản trị kinh doanh, Quản trị kinh tế, Quản trị kinh doanh, Định hướng nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào

Trà My
Phòng tuyển sinh - Truyền thông trường Đại học Yersin Đà Lạt.
27 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Tp. Đà Lạt
0911 66 20 22 - 0981 30 91 90

Tin tức liên quan