- 1. Ngành Tài chính ngân hàng là gì?
- 2. Ngành Tài chính – Ngân hàng học gì?
- 3. Tại sao ngành Tài chính Ngân hàng lại thu hút đông đảo thí sinh?
- 4. Ngành Tài chính – Ngân hàng cần tố chất gì?
- 5. Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng ra trường làm gì?
- 6. Ngành Tài chính ngân hàng học trường nào tốt?
Tài chính – Ngân hàng là một trong những ngành luôn giữ vị trí top những ngành được thí sinh quan tâm tìm hiểu và ưu tiên lựa chọn đăng ký xét tuyển. Chính vì vậy, “ngành Tài chính Ngân hàng học trường nào tốt là câu hỏi thu hút nhiều bạn trẻ yêu thích ngành học này. Hãy cùng Yersin giải đáp thắc mắc và tìm hiểu về ngành học tiềm năng này qua bài viết dưới đây.
Ngành Tài chính Ngân hàng là gì?
Trước khi tìm hiểu ngành Tài chính Ngân hàng học trường nào tốt, hãy cùng bài viết tìm hiểu về ngành học này. Tài chính – Ngân hàng (tiếng Anh là Finance and Banking) là ngành học rất rộng, liên quan trực tiếp đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông cũng như vận hành tiền tệ. Nói dễ hiểu hơn, ngành Tài chính – Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh về tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.
Ngành Tài chính – Ngân hàng được chia nhỏ thành nhiều chuyên ngành cơ bản bao gồm: Chuyên ngành quản lý tài chính công, chuyên ngành về thuế, chuyên ngành tài chính quốc tế, chuyên ngành bảo hiểm, chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, chuyên ngành ngân hàng…
Ngành Tài chính Ngân hàng là gì?
Ngành Tài chính – Ngân hàng học gì?
Bên cạnh câu hỏi “ngành Tài chính Ngân hàng học trường nào” thì “ngành Tài chính – Ngân hàng học gì” cũng là một câu hỏi được các bạn trẻ quan tâm. Là sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng, bạn sẽ được học các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kinh tế. Cụ thể, trong những năm đầu tiên bạn sẽ được học các môn Kinh tế vĩ mô, Quản trị học, Marketing Căn bản, Kinh tế lượng, kinh tế quốc tế, kế toán tài chính, tài chính doanh nghiệp… Bạn cũng sẽ được trang bị các kiến thức về đầu tư tài chính, kinh doanh ngoại hối, định giá doanh nghiệp cũng như thiết lập và đầu tư dự án.
Trong lĩnh vực ngân hàng, thông qua các môn học lý thuyết và cả thực hành ứng dụng, các bạn sẽ được trang bị các kỹ năng về nghiệp vụ ngân hàng thương mại, phân tích báo cáo tài chính, quản trị rủi ro trong ngân hàng, marketing ngân hàng, tín dụng ngân hàng…
Chương trình đào tạo của ngành Tài chính – Ngân hàng
Bên cạnh đó, sinh viên học ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ được cung cấp các kiến thức liên quan đến lĩnh vực tài chính, cổ phiếu, trái phiếu, huy động vốn đầu tư cho các doanh nghiệp về các hoạt động trên thị trường vốn như mua bán, sáp nhập… Với việc kinh tế luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, các yếu tố ảnh hưởng đến nó cũng sẽ luôn nhận được sự chú ý.
Sinh viên Tài chính – Ngân hàng tại Trường Đại học Yersin Đà Lạt còn được bồi dưỡng tư duy logic, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng vận dụng kiến thức để phân tích tài chính, đầu tư, nhạy bén với những vấn đề phát sinh đến tài chính, tiền tệ trong quá trình toàn cầu hoá.
Nền kinh tế dù có thăng có trầm cũng không thể phủ nhận vai trò và sự cần thiết của ngành nghề này trong sự phát triển chung của xã hội. Vì xét về vi mô, nó liên quan đến các dịch vụ luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế và về mặt vĩ mô, ngành Tài chính – Ngân hàng đóng vai trò định hướng chiến lược chính sách tiền tệ.
Tại sao ngành Tài chính – Ngân hàng lại thu hút đông đảo thí sinh?
Từ lâu, ngành Tài chính Ngân hàng được đánh giá là một trong những ngành học “hot” và chưa bao giờ hạ nhiệt. Điều này có được là nhờ những lý do sau:
Tỷ lệ việc làm cao và nhiều cơ hội thăng tiến
Hiện nay, thị trường chứng khoán ngày một sôi động, bất động sản phát triển theo lộ trình kéo theo đó là sự khởi sắc của lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch, rộng khắp cả nước được mở rộng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến cho những người có năng lực và được đào tạo bài bản trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Thu nhập cao
Theo thống kê, thu nhập trung bình của nhân sự trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng đạt mức hơn 20 triệu đồng/tháng. Ngoài lương chính, người lao động trong ngành này còn được hưởng nhiều khoản thu nhập khác như phụ cấp, thưởng theo dự án, thưởng cuối năm từ 3 – 6 tháng lương,… Không thể phủ nhận, lương cao và triển vọng thăng tiến là một trong những điểm hấp dẫn nhất của ngành Tài chính – Ngân hàng.
Ngành Tài chính Ngân hàng là ngành học được nhiều bạn sinh viên lựa chọn
Học một nghề, có hàng trăm việc làm để lựa chọn
Ngoài các kiến thức nền tảng về kinh tế – xã hội, kiến thức chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng còn được trang bị kỹ năng thực hành, giúp sinh viên đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm sau khi tốt nghiệp.
Có thể thấy với những lợi ích vượt trội trên, Tài chính – Ngân hàng luôn là ngành học được nhiều bạn trẻ ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, chọn ngành học “hot” là một chuyện, chọn được trường đào tạo tốt ngành học này hay không lại là một vấn đề khác. Do đó, ngành Tài chính Ngân hàng học trường nào chất lượng là câu hỏi của hầu hết các bạn sinh viên đam mê ngành học ngày.
Theo ngành Tài chính – Ngân hàng cần tố chất gì?
Để gắn bó lâu dài và thành công với ngành Tài chính – Ngân hàng, người học cần:
- Có khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt. Bởi làm ở lĩnh vực ngân hàng đồng nghĩa với việc phải thường xuyên tiếp xúc với hàng loạt các con số và vô vàn các phép tính phức tạp.
- Luôn trung thực, cẩn trọng, chính xác, vì ngành Tài chính ngân hàng làm việc trực tiếp với những số tiền lớn, cũng như là người tạo niềm tin cho doanh nghiệp và khách hàng.
- Có sự đam mê, sáng tạo, năng động.
- Giỏi ngoại ngữ và tin học, vì bất kỳ nghiệp vụ nào của lĩnh vực ngân hàng đều đòi hỏi biết sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
- Chịu được áp lực, biết quản lý thời gian hiệu quả.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng ra trường làm gì?
Tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
- Chuyên viên tín dụng ngân hàng;
- Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại;
- Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế;
- Nhân viên kinh doanh ngoại tệ;
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ;
- Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn;
- Chuyên viên tài trợ thương mại;
- Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp;
- Chuyên viên định giá tài sản;
- Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán;
- Chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp;
- Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng…
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng có thể dự tuyển vào vị trí ở các cơ quan như:
- Ngân hàng thương mại;
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, quỹ đầu tư…);
- Các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng trung ương, Cục Thuế, Hải quan…;
- Công ty kiểm toán;
- Công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán;
- Bộ phần tài chính của các công ty, tập đoàn vừa và lớn;
- Phòng Kế hoạch – Tài chính của các trường đại học, học viện, cao đẳng.
Định hướng nghề nghiệp ngành tài chính
Ngành Tài chính ngân hàng học trường nào tốt?
Lựa chọn một môi trường Đại học có chương trình đào tạo tốt giúp sinh viên tự tin hòa nhập với thị trường việc làm tốt là trăn trở không chỉ của sinh viên mà còn cả quý phụ huynh. Nếu bạn không biết ngành Tài chính Ngân hàng học trường nào tốt tại khu vực Nam bộ nói chung và Tây Nguyên nói riêng thì hãy lựa chọn Đại học Yersin Đà Lạt.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Đại học Yersin Đà Lạt trở thành địa chỉ đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng chất lượng nhất khu vực Tây Nguyên, được sinh viên và xã hội tín nhiệm. Bước chân theo đuổi đam mê tại đây, các bạn sinh viên sẽ nhận được nhiều lợi ích như sau:
Chương trình đào tạo chú trọng kỹ năng chuyên môn
Chương trình đào tạo tại Trường Đại học Yersin Đà Lạt được xây dựng theo hướng ứng dụng đúng tiêu chuẩn và yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các khối kiến thức sau:
- Kiến thức cơ sở ngành: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế quốc tế.
- Kiến thức ngành: Quản trị học, Lý thuyết tài chính – tiền tệ.
- Kiến thức chuyên ngành: Quản trị tài chính doanh nghiệp, Phân tích hoạt động kinh doanh, Báo cáo tài chính và Khai báo thuế, Thuế, Quản trị ngân hàng thương mại, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Thị trường tài chính và các định chế tài chính, Kế toán ngân hàng, Thẩm định dự án đầu tư, Tài chính quốc tế, Đầu tư tài chính.
Ngoài việc học lý thuyết tại trường, sinh viên được thực hành, thực tập thông qua các “Học kỳ doanh nghiệp” để vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và trang bị thêm kỹ năng nghề nghiệp. Tỷ lệ lý thuyết, thực hành của các môn học trong chương trình đào tạo là 40:60.
Khả năng trúng tuyển cao
So với ngành Tài chính Ngân hàng của các trường đại học nào khác, Đại học Yersin Đà Lạt mang lại cho thí sinh nhiều cơ hội nhất với 5 phương thức xét tuyển với 4 tổ hợp môn. Đây cũng là số tổ hợp môn tối đa cho một ngành học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cụ thể, thí sinh có thể ứng tuyển vào ngành Tài chính Ngân hàng của Đại học Yersin bằng các khối sau:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)
- D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
Với 5 phương thức xét tuyển cùng 4 tổ hợp môn, cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ tăng cao
4 tổ hợp môn trên sẽ được Đại học Yersin áp dụng đồng loạt cho 5 phương thức tuyển sinh sau:
(1) Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT, bao gồm 3 hình thức:
- Tổng điểm trung bình 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và 1 học kỳ lớp 12) ≥ 17.0
- Điểm trung bình lớp 12 ≥ 6.0
- Điểm trung bình 3 môn theo khối ≥ 17.0
(2) Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
(3) Xét tuyển theo kết quả kỳ thi năng lực Đại học Yersin Đà Lạt tổ chức.
(4) Xét tuyển theo kết quả kỳ thi năng lực Đại học Quốc gia Tp. HCM tổ chức.
(5) Xét tuyển thẳng vào đại học:
- Học lực lớp 12 đạt loại khá và có chứng chỉ IELTS >5.5
- Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chính sách ưu đãi hấp dẫn
Tại Đại học Yersin, thời gian học ngành Tài chính Ngân hàng được rút ngắn xuống 03 năm, tạo cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp và tham gia vào thị trường việc làm sớm hơn 01 năm so với bình thường. Trong suốt 03 năm theo học tại trường, sinh viên có thể yên tâm học tập với mức học phí ổn định. Trong trường hợp có nhu cầu vay vốn, trường sẽ tài trợ lãi suất vay vốn học tập 0% và chính sách học phí hấp dẫn.
Không chỉ vậy, mỗi năm Đại học Yersin Đà Lạt đều dành 1,5 tỷ đồng học bổng Alexandre Yersin để khuyến khích tinh thần học tập của sinh viên. Ngoài ra, trường còn hỗ trợ 200 chỗ ở miễn phí cho các sinh viên sống xa nhà.
Cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
Khi tốt nghiệp ra trường, phần lớn sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Trường Đại học Yersin Đà Lạt đã nhanh chóng khẳng định bản thân ở những công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại như: Techcombank, Vietinbank, Đông Á bank, ACB, BIDV… Có thể thấy lựa chọn được trường đào tạo uy tín bạn sẽ không còn lo lắng về cơ hội nghề nghiệp của ngành Tài chính – Ngân hàng.
Qua nội dung bài viết trên, Đại học Yersin Đà Lạt đã giải đáp cho câu hỏi ngành Tài chính Ngân hàng học trường nào tốt cũng như cơ hội việc làm sau khi ra trường. Trong tương lai, sinh viên Tài chính – Ngân hàng sẽ là lực lượng góp phần quan trọng phát triển kinh tế, năng động nắm bắt xu thế hội nhập cùng thế giới.
Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng Tuyển sinh và Truyền thông:
- Hotline: 1900 633 970 – 0911 66 20 22
- Website: http://yersin.edu.vn
- Email: tuyensinh@yersin.edu.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity
>>> Có thể bạn quan tâm: