Kế toán gồm những chuyên ngành nào? Nên học chuyên ngành Kế toán nào để phù hợp với bản thân? Đây đều là thắc mắc chung của các bạn thí sinh và phụ huynh có con em định theo ngành này. Hiện nay, ngành Kế toán tại các trường đại học thường gồm những chuyên ngành: chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, chuyên ngành Kế toán công, chuyên ngành Kiểm toán. Mỗi chuyên ngành lại chương trình giảng dạy khác nhau. Cùng Đại học Yersin Đà Lạt tìm hiểu kỹ hơn về các chuyên ngành Kế toán trong bài viết dưới đây nhé!
1- Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là vị trí không thể thiếu trong các công ty, doanh nghiệp và các đơn vị tổ chức. Với tỷ lệ tìm việc được việc làm cao cùng mức lương hấp dẫn, đây là một trong những chuyên ngành Kế toán được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Theo học ngành Kế toán tài chính, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, phân tích báo cáo tài chính, nắm chắc các quy trình tổ chức công tác kế toán, quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp…
Chương trình đào tạo chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp còn rèn luyện cho sinh viên kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán cũng như phương pháp chuyển công việc của người kế toán thủ công sang ứng dụng. Ngoài ra, chương trình đào tạo con hướng tới việc xây dựng những kế toán viên có nghiệp vụ vững vàng với kỹ năng sử dụng thuần thục các công cụ hỗ trợ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
2- Chuyên ngành Kế toán công
Nếu bạn phân vân không biết nên học chuyên ngành kế toán nào thì có thể tham khảo ngành Kế toán công. Đây là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực công có liên quan đến các vấn đề về kinh tế, xã hội của một đất nước. Nhân viên kế toán công phục vụ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước về các vấn đề về quản lý, sử dụng nguồn tài chính công sao cho rõ ràng.
Sinh viên theo học chuyên ngành Kế toán công sẽ được đào tạo các kiến thức về kế toán trong đơn vị hành chính, kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, kế toán các khoản thanh toán, kế toán nguồn kinh phí và các khoản thu hành chính sự nghiệp…
Chuyên ngành Kế toán công
>>> Xem thêm: Học Kế toán có cần giỏi toán không? Kỹ năng cần thiết cho sinh viên kế toán
3- Chuyên ngành Kế toán kiểm toán
Đặc trưng của chuyên ngành này là tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá và báo cáo tài chính. Thông thường, phạm vi của chuyên ngành Kế toán kiểm toán khá rộng với các kiếm thức liên quan đến kiểm toán về thông tin, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán tính quy tắc và kiểm toán hiệu năng…
Các môn học trong chương trình đào tạo ngành học này bao gồm: Kiểm toán căn bản, Kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm toán hoạt động, Kiểm soát nội bộ, Phân tích và thẩm định đầu tư tài chính, Luật doanh nghiệp, Các thị trường và định chế tài chính…
Chuyên ngành Kế toán kiểm toán được đánh giá là tương đối khó và tạo ra nhiều thử thách cho các bạn sinh viên trong quá trình học tập. Tuy nhiên, cơ hội việc làm và mức lương của ngành này rất cao nên bạn hãy cố gắng theo đuổi đam mê nhé.
Chuyên ngành Kế toán kiểm toán
4- Nên học chuyên ngành Kế toán nào phù hợp với bản thân?
Kế toán là bộ phận không thể thiếu trong bất cứ tổ chức, cơ quan hay doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu vị trí này bởi nhân viên kế toán sẽ là người thực hiện các giao dịch với Ngân hàng, cơ quan Thuế, khách hàng hoặc nhà cung cấp. Từ điều này có thể nói lên rằng kế toán là một ngành có cơ hội vô cùng lớn khi nền kinh tế xã hội đang phát triển?
Nên học ngành Kế toán nào để vừa phù hợp với bản thân, vừa dễ xin việc ngay khi tốt nghiệp là băn khoăn chung của rất nhiều bạn trẻ. Như đã giới thiệu ở trên, mỗi chuyên ngành Kế toán lại mang trong mình những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Do đó, bạn cần dựa vào mục đích và nhu cầu việc làm của bản thân để lựa chọn nên học chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, Kế toán công hay Kế toán kiểm toán.
Thông thường, kế toán doanh nghiệp và kế toán công sẽ làm việc chính thức trong môi trường doanh nghiệp. Tại đây, nhân viên sẽ có cơ hội làm việc ổn định, gắn bó dài lâu, nâng cao trình độ nghiệp vụ và hưởng các khoản lương, thưởng cùng phúc lợi hấp dẫn từ doanh nghiệp.
Trong khi đó, kế toán kiểm toán thường được thuê, mướn và cộng tác với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hạch toán, kết chuyển thu chi, kiểm tra báo cáo tài chính… Người làm kế toán kiểm toán có thể làm việc linh hoạt và không quá lệ thuộc vào một môi trường nhất định.
Nên học chuyên ngành Kế toán nào?
Bên cạnh việc lựa chọn cho mình một chuyên ngành Kế toán phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân, bạn cần chọn trường đào tạo chất lượng để có môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất cho bản thân. Đại học Yersin Đà Lạt tự hào là một trong những trường đào tạo ngành Kế toán tốt nhất tại khu vực Tây Nguyên. Chương trình đào tạo của trường kết hợp lý thuyết và thực hành theo tỷ lệ 40:60, cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu cùng kỹ năng cần thiết để đáp ứng tốt yêu cầu việc làm của các doanh nghiệp.
Hi vọng những thông tin trong bài đã giúp bạn có đáp án cho câu hỏi “Nên học chuyên ngành Kế toán nào?”, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân. Để nhận thêm tư vấn về ngành Kế toán, vui lòng liên hệ với Trường Đại học Yersin Đà Lạt để được tư vấn kỹ hơn.
>>> Xem thêm: Ngành kế toán học những môn gì? Đào tạo có khó không?
-
Hotline: 1900 633 970 – 0911 66 20 22
-
Website: http://yersin.edu.vn
-
Email: tuyensinh@yersin.edu.vn
>>>Có thể bạn quan tâm: Kế toán nên học gì, Ngành kế toán học trường nào, Chuyên ngành kế toán, kiểm toán, Ngành kế toán cần học những gì, Các lĩnh vực kế toán, Các chuyên ngành kế toán, Kế toán thuộc nhóm ngành nào