Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin chính là “chìa khóa” cho sự thay đổi, đóng góp vào sự lớn mạnh của đất nước trong nhiều lĩnh vực. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu về tình hình phát triển của ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam trong bài viết dưới đây!
Ngành Công nghệ thông tin đã phát triển như thế nào?
Công nghệ thông tin là một trong những ngành có chuyển biến tích cực nhất trong những năm qua khi đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống, xã hội và doanh nghiệp. Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng người dùng internet thuộc top cao nhất thế giới. Các hoạt động của doanh nghiệp đều sử dụng mạng internet trên các nền tảng kết nối khác nhau. Ngoài ra, nhiều địa phương cũng ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý kinh tế xã hội.
Nguồn lực công nghệ thông tin cũng được chú trọng để đáp ứng xu hướng phát triển chung của xu thế. Số lượng trường đào tạo chính quy ngành Công nghệ thông tin phát triển nhanh về quy mô cũng như hình thức đào tạo, cung ứng một nguồn nhân lực chất lượng mỗi năm cho đất nước.
Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam từ nước đi lên từ sau chiến tranh đã nhanh chóng trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin. Không những vậy, nước ta còn đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Công nghệ thông tin là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ nhất tại Việt Nam
Sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam
Tình hình phát triển của ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam đã có nhiều bước tiến vượt bậc trong 20 năm qua. Theo thống kê vào năm 2000, ngành Công nghệ thông tin chỉ chiếm khoảng 0.5% GDP của cả nước, thua kém hơn hẳn so với các ngành như nông nghiệp, thương mại,… Tuy nhiên chỉ trong vòng 2 thập kỷ, ngành Công nghệ thông tin đã có những bước phát triển nhảy vọt đáng kinh ngạc.
- Doanh thu của ngành vào năm 2019 đạt 120 tỷ USD, gấp 400 lần so với năm 2000 và tương ứng mức tăng bình quân 37%/năm trong suốt 19 năm.
- Ngành đóng góp vào 14,3% GDP của Việt Nam, gấp 28 lần so với năm 2000 (chỉ đạt 0,5%).
- Năm suất lao động của ngành Công nghệ thông tin cao gấp 7,6 lần năng suất lao động bình quân cả nước.
- Số người lao động thuộc ngành Công nghệ thông tin là 1.030.000 người, chiếm 1,88% tổng số lao động tại Việt Nam. So với năm 2000 thì con số này đã tăng gấp 20 lần.
- Xuất khẩu đạt 89,2 tỷ USD, chiếm 33,7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của 1 lao động trong ngành tạo ra cao gấp 18 lần bình quân cả nước.
- Với những thành tựu công nghệ nhất định, Việt Nam trở thành điểm sáng đầu tư của nhiều tập đoàn công nghệ trên thế giới như IBM, Intel, Microsoft, Samsung, Toshiba,… Các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ trong nước nhu FPT, VNPT, Viettel,… hứa hẹn phát triển vượt bậc hơn nữa trong tương lai.
- Cùng sự phát triển nhảy vọt và mạnh mẽ, nước ta đã có tên trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới, trở thành 1 trong những nước mạnh về công nghệ thông tin trong khu vực. Trong đó, đứng số một về ngành dịch vụ phần mềm trong 6 nước phát triển mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
Sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin kéo theo nhu cầu nhân lực tăng cao
Nhìn chung, tốc độ phát triển của ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam bám sát với các đổi mối trên thế giới. Đặc biệt, với nguồn lực trẻ (độ tuổi trung bình dưới 35 tuổi), sáng tạo, năng động, ngành Công nghệ thông tin tại nước ta chắc chắn còn phát triển hơn nữa trong tương lai.
>>> Xem thêm: Ngành Công nghệ thông tin học trường nào thích hợp?
Xu hướng ngành Công nghệ thông tin trong tương lai
Theo ông Nguyễn Nam Long, Phó tổng giám đốc tập đoàn Viettel, xu hướng công nghệ tiếp tục được ứng dụng và phát huy phát triển mạnh trong 2022 là công nghệ 5G, IoT (Internet vạn vật), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (Cloud Computing), chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (Big Data), trải nghiệm thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR). Những công nghệ này dẫn dắt, tương hỗ lẫn nhau trong tổng hệ sinh thái công nghệ số giai đoạn hiện nay, không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Bên cạnh những công nghệ nói trên, chuyển đổi số, làm việc từ xa kiến cho tỷ lệ tội phạm mạng cùng nguy cơ bị tấn công công bảo mật tăng theo cấp số nhân. Chính vì vậy, an toàn thông tin tiếp tục là xu hướng công nghệ phát triển mạnh mẽ trong năm 2022.
Đặc biệt trong bối cảnh nhiều quốc gia vẫn “đóng cửa” vì dịch bệnh, các dịch vụ trực tuyến tiếp tục được phát triển và ứng dụng cho hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề như thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, y tế, giáo dục, giải trí,…
Xu hướng phát triển của ngành Công nghệ thông tin trong tương lai
Có thể thấy, trước sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam và trên thế giới, nhu cầu lao động chất lượng cao của ngành này luôn tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nếu đang có dự định theo học ngành Công nghệ thông tin để đón đầu xu hướng, bạn cần chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức và kỹ năng thật vững chắc. Và lựa chọn một trường đào tạo uy tín sẽ giúp bạn tích lũy và phát huy được thế mạnh của bản thân.
Hiện nay, Đại học Yersin Đà Lạt là một trong những trường lớn nhất tại khu vực Tây Nguyên tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin. Với cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đào tạo theo hướng thực nghiệm, Đại học Yersin Đà Lạt chắc chắn là lựa chọn lý tưởng nhất nếu bạn muốn trở thành một IT chuyên nghiệp trong tương lai. Để nhận thêm tư vấn về ngành Công nghệ thông tin, vui lòng liên hệ với Trường Đại học Yersin Đà Lạt để được tư vấn kỹ hơn.
>>> Xem thêm: Top 10 trường đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu
- Hotline: 1900 633 970 – 0911 66 20 22
- Website: https://yersin.edu.vn
- Email: tuyensinh@yersin.edu.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity
>>>Có thể bạn quan tâm: Sự phát triển của công nghệ thông tin trên thế giới, Định hướng phát triển công nghệ thông tin, Sự phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam, Thực trạng ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam, Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, Thành tựu của ngành công nghệ thông tin, Xu hướng phát triển công nghệ thông tin trong tương lai, Thực trạng ngành công nghệ thông tin hiện nay