“Sinh viên Kiến trúc ra trường làm gì?” là câu hỏi được hầu hết thí sinh đặt ra khi tìm hiểu về ngành Kiến trúc – một trong những ngành học hấp dẫn của lĩnh vực Kiến trúc – Mỹ thuật. Đây là mối băn khoăn hoàn toàn dễ hiểu, vì để học tốt và thành công trong bất cứ ngành nghề nào, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải hiểu rõ ngành học đó là gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 6 ngành nghề đầy tiềm năng dành cho các bạn sinh viên theo đuổi ngành học đang trên đà phát triển này.
1- Vai trò của ngành Kiến trúc đối với cuộc sống – xã hội
Từ trước đến nay, kiến trúc đã được xem như một tấm gương phản ánh trung thực nhất về thời đại. Đặc biệt, một công trình kiến trúc phát triển ra sao cũng sẽ phản ánh sự phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước. Nó là thước đo cho thấy được sự tư duy, nhạy bén cũng như mắt thẩm mỹ của con người đất nước đó. Vậy nên, có thể khẳng định tầm quan trọng của kiến trúc trong đời sống xã hội và đất nước là rất lớn.
Vai trò của ngành Kiến trúc đối với cuộc sống – xã hội
Đối với cá nhân người học thì ngành kiến trúc có thể nói vừa là một ngành nghệ thuật, vừa là một ngành khoa học giúp cho họ học được nhiều điều. Đa số những cá nhân theo đuổi ngành nghề này đều có niềm yêu thích và đam mê sâu sắc với nghệ thuật. Vì vậy không cần phải bận tâm về vấn về “sinh viên kiến trúc ra trường làm gì?”. Bởi, đây được xem là một ngành học tiềm năng của thời đại.
2- Sinh viên ngành Kiến trúc ra trường làm gì bên cạnh kiến trúc sư?
Xã hội phát triển, sự đô thị hóa, bùng nổ về xây dựng là các yếu tố thúc đẩy ngành Kiến trúc phát triển. Nhu cầu nhân lực trong ngành Kiến trúc và các lĩnh vực liên quan cũng trở nên rất cấp thiết. Vì vậy, cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành Kiến trúc là vô cùng hấp dẫn. Các bạn sinh viên không cần lo lắng “sinh viên kiến trúc ra trường làm gì”. Bên cạnh kiến trúc sư, bạn có thể tham khảo top những ngành nghề đầy tiềm năng dành cho sinh viên kiến trúc dưới đây.
Thiết kế đô thị và Kiến trúc sư cảnh quan
Thiết kế đô thị và cảnh quan hiện nay đang là một trong những nghề “hot” nhất trong lĩnh vực kiến trúc. Các kiến trúc sư cảnh quan là người tạo ra những không gian nghệ thuật trong mỗi công trình xây dựng. Đây là ngành nghề quan trọng trong các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn. Các công trình công cộng như bảo tàng, công viên, khu giải trí cũng rất cần sự tham gia của các kiến trúc sư cảnh quan.
Thiết kế đô thị và Kiến trúc sư cảnh quan
Kiến trúc sư công trình
Ngày nay, khi các tòa nhà xuất hiện ngày một nhiều cũng là lúc kiến trúc sư công trình ngày càng bận rộn. Vì thế mà nhu cầu cho chuyên ngành này ngày càng cao. Sự khác biệt của kiến trúc sư công trình và kiến trúc sư là quy mô và cách phối hợp không gian. Quy mô và tính ứng dụng công cộng tạo ra độ khó của kiến trúc công trình. Các công trình lớn hiện nay yêu cầu rất cao về kiến trúc độc đáo, tạo ra không gian sử dụng thông minh mà không kém phần tiện ích. Chính điểm này đã thể hiện được sức hút đặc trưng của kiến trúc công trình.
Kiến trúc sư nội thất
Kiến trúc sư nội thất hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Không chỉ là thiết kế ra những nội thất thông minh, độc đáo. Việc kết hợp chúng một cách nghệ thuật mà tiện dụng trong không gian thực tế cũng là công việc của kiến trúc nội thất. Lĩnh vực này ứng dụng ở rất nhiều không gian. Từ không gian công cộng đến nhà ở, tất cả đều ưa chuộng các kiến trúc nội thất nổi bật.
Nghề kiến trúc sư nội thất
Quy hoạch đô thị/Quy hoạch vùng
Quy hoạch đô thị hay quy hoạch vùng là một công việc mang tính hành chính hơn. Người làm trong lĩnh vực quy hoạch sẽ không chỉ là người hiểu về kiến trúc. Họ được yêu cầu thêm những kiến thức về xây dựng nói chung. Ngoài ra, bất động sản, pháp luật về đất đai, tư duy phát triển đô thị… cũng rất quan trọng. Vai trò của các nhà quy hoạch trong thực tiễn có rất nhiều giá trị trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc.
Kỹ sư thiết kế điện
Hệ thống điện hiện nay cũng ngày càng được yêu cầu cao hơn. Mọi người đang dần chú trọng một hệ thống điện đa chức năng, tiện ích, đảm bảo quy chuẩn nhưng không thiếu sáng tạo. Hơn nữa, với sự phát triển của kiến trúc, thiết kế điện cũng có rất nhiều thay đổi. Những kỹ sư thiết kế điện phải thay đổi và hòa hợp hệ thống điện với những kiến trúc độc lạ, mới mẻ.
Kỹ sư thiết kế điện cho công trình
Trên đây là top các ngành nghề đầy tiềm năng dành cho sinh viên kiến trúc. Hy vọng với những thông tin về “sinh viên ngành Kiến trúc ra trường làm gì” mà chúng tôi cung cấp trên đây, các bạn sinh viên đã có được cái nhìn đúng đắn nhất về tương lai, xác định cho mình con đường sự nghiệp tương lai. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các bạn hãy liên hệ theo các thông tin dưới đây để được tư vấn tận tình nhất.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu các trường đào tạo ngành kiến trúc tốt nhất hiện nay
Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Yersin Đà Lạt:
Hotline: 0911 66 20 22 – 0981 30 91 90
Website: https://yersin.edu.vn
Email: tuyensinh@yersin.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity
Địa chỉ: 27 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng