Kinh tế, Tài chính, và Quản trị kinh doanh là ba ngành trong khối kinh tế được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, còn rất nhiều bạn cảm thấy mông lung khi không phân biệt được ba ngành này. Trong bài viết này, hãy cùng Đại học Yersin Đà Lạt phân biệt Kinh tế Tài chính và Quản trị kinh doanh để có thể lựa chọn đúng ngành học cũng như có định hướng sự nghiệp tương lai rõ ràng hơn.
Phân biệt Kinh tế Tài chính và Quản trị kinh doanh
Cùng tìm hiểu điểm giống và khác nhau của từng ngành để bạn có thể lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích, năng lực cũng như định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Điểm giống nhau
Cùng là ngành thuộc khối kinh tế nên về bản chất, Kinh tế, Tài chính và Quản trị kinh doanh có khá nhiều điểm tương đồng. Cụ thể:
Xoay quanh đồng tiền: Về cơ bản, cả Kinh tế, Tài chính và Quản trị kinh doanh đều dựa trên nền tảng chung là tiền. Kinh tế liên quan đến tiền, Tài chính làm việc với dòng tiền trong khi Quản trị kinh doanh quan tâm lợi nhuận là tiền. Tuy nhiên mỗi ngành học sẽ có cách nhìn nhận khác nhau về đồng tiền.
Yêu cầu sự tính toán: Cùng thuộc khối kinh tế nên cả ba ngành này ít nhiều đều có sự góp mặt của các phép tính và con số. Tuy vậy, cấp độ toán học trong từng ngành có sự khác nhau.
3 nhóm ngành đều có sự liên hệ với nhau: Cả ba ngành này đều chịu sự tác động lẫn nhau nên thường xuyên xuất hiện chung với nhau. Do đó, dù bạn học ngành nào trong số ba ngành Kinh tế, Tài chính hay Quản trị kinh doanh thì bạn vẫn được đào tạo một số môn liên quan hai ngành còn lại để có cái nhìn toàn cảnh.
Điểm chung của 3 ngành này là đều xoay quanh đồng tiền
Điểm khác nhau
Dưới đây là 4 điểm khác biệt để giúp bạn phân biệt Kinh tế Tài chính và Quản trị kinh doanh.
Định nghĩa
Kinh tế là ngành chuyên nghiên cứu các hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa/dịch vụ dưới góc nhìn toàn cảnh. Khi học ngành này, bạn sẽ được đào tạo cách đánh giá, phân tích và mức ảnh hưởng của các hoạt động kinh doanh lên nền kinh tế chung của toàn xã hội. Trong khi đó, ngành Tài chính tập trung đào tạo các kiến thức liên quan đến tiền như ngân hàng, bảo hiểm, các khoản đầu tư, quỹ tín dụng, hình thức cho vay, nợ cùng nhiều hình thức khác.
Đối với Quản trị kinh doanh, ngành học này giúp bạn hiểu các thành lập và vận hành của một doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận. Bạn có thể áp dụng những kiến thức được học để quản lý hoạt động kinh doanh của mình hoặc chọn một khâu trong hoạt động kinh doanh của người khác để làm việc.
Phạm vị hoạt động
Dựa vào những định nghĩa trên có thể thấy, Kinh tế có phạm vi hoạt động rộng nhất bởi ngành này đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và tiền là một trong những yếu tố được sử dụng để đánh giá.
Trong khi đó, phạm vị của ngành Tài chính có mặt trong mọi ngành nghề chứ không chỉ gói gọn trong một doanh nghiệp. Quản trị kinh doanh có tầm ảnh hưởng nhỏ nhất do nội dung chỉ gói gọn trong việc vận hành một công ty hay doanh nghiệp.
Mỗi ngành lại có phạm vi hoạt động riêng
Chuyên ngành học
Khi theo học Ngành Kinh tế, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu thuộc các chuyên ngành như Kinh tế đối ngoại, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế đầu tư, Thương mại quốc tế,…
Đối với ngành Tài chính, các trường đại học thường phân ra nhiều chuyên ngành khác nhau như: Quản lý Tài chính công, Thuế, Ngân hàng, Hải quan, Tài chính Doanh nghiệp, Tài chính Quốc tế, Tài chính Bảo hiểm,…
Ngành Quản trị kinh doanh khá rộng nên việc phân chuyên ngành tùy theo đặc điểm đào tạo của từng trường. Một số chuyên ngành phổ biến của ngành này gồm: Quản trị Tài chính, Quản trị Kinh doanh tổng hợp, Quản trị Kinh doanh quốc tế, Quản trị Thương mại, Quản trị Nhân sự, Quản trị Marketing, Quản trị Logistics.
Công việc, nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính, bạn có thể chọn theo đuổi công việc chuyên gia phân tích tài chính cho cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ. Ngoài ra, bạn còn có thể làm việc tại các quỹ đầu tư, công ty cổ phần, ngân hàng thương mại hoặc các doanh nghiệp liên kết với chính phủ.
Trong khi đó, cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có thể đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ như: Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng Marketing, phòng kế hoạch tại các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước. Nếu có điều kiện, bạn có thể tự thành lập công ty riêng hoặc học lên cao học để trở thành giảng viên giảng dạy chuyên môn ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường Cao đẳng, Đại học.
Riêng với ngành Kinh tế, vì bạn được đào tạo cả tổng thể lẫn chi tiết nên vừa có thể làm việc cho các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước, vừa có thể ứng tuyển vào làm vị trí phân tích kinh tế cho chính phủ.
>>> Tìm hiểu thêm: Ngành quản trị kinh doanh nên chọn học trường nào tốt?
Cơ hội nghề nghiệp của 3 ngành luôn rộng mở
Học Kinh tế, Tài chính hay Quản trị kinh doanh có lợi hơn?
Đều là những ngành thuộc khối kinh tế có tính ứng dụng cao trong công việc, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của ngành Kinh tế, Tài chính và Quản trị kinh doanh luôn ở mức cao. Do đó, thật khó để có thể nhận định học ngành nào có lợi hơn. Việc lựa chọn ngành học nên dựa theo sở thích, khả năng và mục tiêu nghề nghiệp của bạn sau này.
Ngoài ra, không nên chọn ngành theo đám đông hay xu hướng. Bạn có thể hợp với ngành Kinh tế, Tài chính hay Quản trị kinh doanh thì cũng là từ khả năng, kỹ năng mà bạn đáp ứng trong công việc cụ thể của ngành đó. Có như vậy mới gắn bó ổn định và có sự phát triển nhất định trong nghề.
Hi vọng bài viết trên đã giúp Phân biệt Kinh tế Tài chính và Quản trị kinh doanh, từ đó lựa chọn được ngành học phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh việc chọn ngành học phù hợp, bạn cần tìm hiểu trường đào tạo chất lượng để đầu tư kiến thức vững chắc cho bản thân.
Tại Đại học Yersin Đà Lạt, sinh viên theo học ngành các ngành Tài chính ngân hàng và Quản trị kinh doanh được đào tạo kiến thức chuyên ngành kết hợp thực hành để đáp ứng tốt yêu cầu công việc trong tương lai. Để nhận thêm tư vấn xét tuyển và thông tin về ngành học, vui lòng liên hệ với Trường Đại học Yersin Đà Lạt để được tư vấn kỹ hơn.
- Hotline: 1900 633 970 – 0911 66 20 22
- Website: http://yersin.edu.vn
- Email: tuyensinh@yersin.edu.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity
>>> Có thể bạn quan tâm: Kinh tế và tài chính khác nhau thế nào, Nên học quản trị kinh doanh hay Tài chính ngân hàng, Kinh tế và kinh doanh khác nhau như thế nào, Kinh tế và Quản trị kinh doanh có gì khác nhau, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Ngành Kinh tế tài chính học trường nào, Quản trị kinh doanh là gì, Ngành Kinh tế học tài chính