Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ sinh học và mức lương trung bình
27/07/2022

Với xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì triển vọng của ngành Công nghệ sinh học vô cùng lớn. Đây được xem là cánh tay đắc lực trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, sức khỏe, khoa học thực phẩm và bảo vệ môi trường. Chính vì lý do này, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ sinh học không ngừng tăng cao trong thời gian tới, từ các bệnh viện, phòng thí nghiệm cho đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 

Ngành Công nghệ sinh học và tiềm năng trong tương lai 

Công nghệ sinh học trở thành ngành mũi nhọn được nhiều nước trên thế giới đua nhau đẩy mạnh phát triển. Tại Việt Nam, Công nghệ sinh học cũng trở thành nằm trong chiến lược phát triển từ nay đến 2023 nhằm ứng dụng cho các lĩnh vực như nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, y học và bảo vệ môi trường. 

Trong đó, Công nghệ sinh học được đặc biệt ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe để chẩn đoán và điều trị các bệnh nguy hiểm; ứng dụng trong công nghệ tế bào gốc, sản xuất vaccine; tạo giống vật nuôi, cây trồng, thủy hải sản có chất lượng, năng suất và giá trị cao; tạo ra sản phẩm sinh học phục vụ trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi.

Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, Công nghệ sinh học được đánh giá là một trong những nghề nghiệp “vàng mười” cho các bạn trẻ thuộc thế hệ Z. 

nhu cầu nhân lực ngành công nghệ sinh học
Ngành Công nghệ sinh học có tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học được xác định là một trong những mũi nhọn hàng đầu mà Việt Nam phải đạt vào năm 2030. Vì lẽ đó, Nhà nước không chỉ dốc lực đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu mà còn thành lập nhiều phòng thí nghiệm, trung tâm công nghệ sinh học trọng điểm.

>>> Có thể bạn quan tâm: Trường đào tạo ngành công nghệ sinh học

Hiện nay trên cả nước có khoảng 500 trung tâm, đơn vị hoạt động liên quan đến ngành Công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn công nghệ nổi tiếng trên thế giới (Apple, Facebook, Toshiba, Fujitsu,…) và Việt Nam (FPT, VinGroup,… cũng bắt đầu triển khai các dự án đầu tư liên quan đến ngành này. Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ sinh học sẽ tăng cao trong thời gian tới. 

nhu cầu nhân lực ngành công nghệ sinh học
Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ sinh học luôn rộng mở

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ sinh học được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để ứng tuyển vào các vị trí sau: 
Nghiên cứu viên về di truyền học, vi truyền vật học, sinh học thực nghiệm,… tại các trung tâm nghiên cứu của ban, bộ, ngành, trường đại học.
Nhân viên phòng phát triển sản phẩm tại các công ty sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, sản phẩm công nghệ sinh học.
Kỹ thuật viên tại phòng xét nghiệm tại trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám tư nhân.
Kỹ thuật viên tại phòng thí nghiệm phân tích, kiểm nghiệm, quản lý chất lượng tại các trung tâm kiểm nghiệm, sản xuất dược phẩm – thực phẩm chức năng, xét nghiệm ADN huyết thống tư nhân.
Chuyên viên phụ trách kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm, giám sát cho các công ty, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, y dược, nông – lâm – thủy sản, môi trường.
Tham gia giảng dạy ngành Công nghệ sinh học tại các trường đại học, cao đẳng trong nước.
Quản lý và điều hành các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học.

Có thể thấy, cơ hội nghề nghiệp của ngành Công nghệ sinh học luôn rộng mở. Vì vậy, sinh viên ngành học này cần trang bị đầy đủ về mặt kiến thức và kỹ năng để sẵn sàng nắm bắt cơ hội cho bản thân. 

Lương ngành Công nghệ sinh học bao nhiêu?

Bên cạnh cơ hội việc làm đa dạng, ngành Công nghệ sinh học còn có mức lương hấp dẫn, dao động trong khoảng từ 10 triệu – 30 triệu đồng tùy theo vị trí công việc, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn. Đây là mức lương hấp dẫn so với các chuyên ngành cùng khối ngành.

>>> Xem thêm: Nên học Công nghệ sinh học hay Công nghệ thực phẩm?

Với những bạn sinh viên có mong muốn trở thành nghiên cứu sinh hoặc chuyên viên làm việc tại các Viện nghiên cứu hoặc các cơ quan Nhà nước, mức lương sẽ được tính theo hệ số cơ bản. Trong khi đó, các vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên kiểm soát chất lượng tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sẽ có mức lương cao hơn so với việc làm của khối ngành nghiên cứu.

nhu cầu nhân lực ngành công nghệ sinh học
Mức lương ngành Công nghệ sinh học dao động từ 10 triệu – 30 triệu

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thêm thông tin về mức lương và nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ sinh học. Đặc biệt, nếu bạn yêu thích và muốn đăng ký tuyển sinh vào ngành học đầy hứa hẹn này thì Đại học Yersin Đà Lạt là nơi để bạn gửi gắm ước mơ. Liên hệ ngay với Đại học Yersin Đà Lạt để nhận tư vấn và hướng dẫn tuyển sinh.
Hotline: 1900 633 970 – 0911 66 20 22
Website: http://yersin.edu.vn
Email: tuyensinh@yersin.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity

>>> Có thể bạn quan tâm: Review ngành công nghệ sinh học, Ngành công nghệ sinh học có thất nghiệp, Ngành Công nghệ sinh học y dược, Con gái có nên học Công nghệ sinh học, Khởi nghiệp ngành công nghệ sinh học, Mức lương ngành sinh học

 

Trà My
Phòng tuyển sinh - Truyền thông trường Đại học Yersin Đà Lạt.
27 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Tp. Đà Lạt
0911 66 20 22 - 0981 30 91 90

Tin tức liên quan