3 cách phân biệt giữa ngành “Quản trị nhà hàng” và “Quản trị khách sạn” mà bạn cần biết
07/06/2021

Cứ vào những mùa tuyển sinh Đại học – cao đẳng sẽ có khá nhiều bạn trẻ khi chọn ngành không thể phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm “Quản trị khách sạn” và “Quản trị nhà hàng”. Kéo theo đó là không biết mình nên học Quản trị nhà hàng hay Quản trị khách sạn. Vậy giữa 2 ngành này có gì khác biệt? Nên chọn học ngành nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. “Quản trị nhà hàng” và “Quản trị khách sạn” khác nhau như thế nào?

1.1. Về bản chất ngành đào tạo

  • Quản trị khách sạn là ngành học đào tạo về công tác tổ chức, vận hành, quản lý các hoạt động trong khách sạn; từ việc lên kế hoạch kinh doanh, triển khai – giám sát các hoạt động trong khách sạn, quản trị chất lượng dịch vụ – tài chính – nhân sự cho đến quản trị rủi ro…
  • Quản trị nhà hàng là ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quản lý nhà hàng liên quan đến các hoạt động: Ẩm thực (ăn uống), yến tiệc, sự kiện, hội nghị…

Từ đó, bạn có thể thấy rằng: Quản trị nhà hàng là chuyên sâu về lĩnh vực nhà hàng, ẩm thực. Nó là một phần trong Quản trị khách sạn.

1.2. Về nội dung chương trình đào tạo

Vì bản chất khác nhau của 2 ngành học này mà nội dung chương trình đào tạo cũng có sự khác nhau. Về cơ bản, nội dung chương trình đào tạo khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên sâu của 2 ngành học “Quản trị khách sạn” và “Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống” trong các trường đại học – cao đẳng. 

Về cơ bản, hai ngành học này đều yêu cầu người học những tố chất như: Năng động, tự tin, giỏi giao tiếp, có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc, vốn kiến thức sâu rộng về văn hóa, con người các quốc gia. Riêng về đặc thù công việc, ngành Quản trị nhà hàng lại đòi hỏi thêm sự đam mê, yêu thích khám phá ẩm thực.

1.3. Về việc làm sau khi ra trường

Yếu tố quan trọng để nhận diện độ khác biệt giữa ngành Quản trị khách sạn với Quản trị nhà hàng chính là vị trí công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Với hành trang nghề nghiệp vững chắc cùng vốn kỹ năng, ngoại ngữ nổi trội, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại các nhà hàng, khách sạn, resort trong và ngoài nước với các vị trí từ chuyên viên, trưởng nhóm, quản lý bộ phận, giám đốc điều hành.

nganh-nha-hang-co-co-hoi-viec-lam-sau-ra-truong
Sự khác biệt giữa ngành Quản trị khách sạn với Quản trị nhà hàng chính là vị trí công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Còn đối với ngành Quản trị nhà hàng sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận công việc ở nhiều các vị trí khác nhau như: Chuyên viên tổ chức sự kiện ẩm thực trong các nhà hàng – khách sạn; Chuyên viên tư vấn, tổ chức và điều hành dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh ăn uống; chuỗi nhà hàng; trung tâm tổ chức yến tiệc – hội nghị; Trở thành người Quản trị nhà hàng; Quản trị dịch vụ ẩm thực,…

Tuy rằng giữa hai ngành có sự khác biệt nhau về vị trí công việc, tuy nhiên vẫn có nhiều điểm tương đồng về kiến thức nền tảng cũng như một số lĩnh vực công việc. Điều đó thật sự rất phù hợp với các bạn sinh viên có mong muốn học thêm văn bằng hai, “lấn sân” sang các ngành dịch vụ tương đồng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn học xong ra làm gì?

2. Nên chọn học ngành “Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống” hay “Quản trị khách sạn”?

Việc lựa chọn ngành học nào xuất phát từ mong muốn và định hướng nghề nghiệp của bạn. Nếu yêu thích công việc liên quan đến ẩm thực và định hướng trở thành quản lý nhà hàng, giám đốc F&B (Food and Beverage Service), bạn nên theo học ngành Quản trị nhà hàng. Bên cạnh đó, ngành Quản trị khách sạn sẽ phù hợp cho những bạn trẻ yêu thích dịch vụ lưu trú, đón tiếp, chăm sóc tất cả các vấn đề liên quan đến khách du lịch hay mong muốn làm việc tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp trong và ngoài nước.

Hậu dịch bệnh COVID-19, du lịch sẽ là một trong những lĩnh vực nhận được nhiều sự ưu tiên và đầu tư nhằm phục hồi, nhanh chóng khôi phục hoạt động của ngành công nghiệp “không khói” này. Vì thế, trong tương lai, cả 2 ngành này đều có thể mang đến nhiều việc làm tốt, cơ hội phát triển bản thân và thăng tiến nghề nghiệp cho bạn.

sinh-vien-nganh-nha-hang-duoc-thuc-hanh-theo-chuyen-mon

Sinh viên nên chọn ngành quản trị nhà hàng hay quản trị khách sạn

3. Các tiêu chí lựa chọn trường khi học ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn 

Trong thời buổi hiện nay, các nhà tuyển dụng luôn có nhiều yêu cầu hơn với sinh viên vừa ra trường, bản thân các bạn cũng phải cạnh tranh với lao động đến từ các quốc gia khác. Vì thế, các bạn sinh viên luôn phải chuẩn bị cho mình hành trang cần thiết – ngay từ bước chọn trường. Có rất nhiều tiêu chí cần quan tâm khi chọn một trường đại học – tùy theo ngành học, định hướng học tập của chính bạn. Tuy nhiên, dù bạn học ngành nào thì cũng nên lưu ý các tiêu chí cơ bản dưới đây để có thể chọn cho mình ngôi trường thích hợp nhất:

Tiêu chí thứ nhất: Cơ sở vật chất hiện đại – Củng cố chuyên môn, đáp ứng nhu cầu thực hành 

Nền giáo dục Việt Nam hiện đại ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu của các tiện ích học tập đối với tinh thần và chất lượng học tập của sinh viên. Cơ sở vật chất vừa là điều kiện, vừa là động lực để học tập hiệu quả. Một trường đại học đầu tư trang thiết bị đầy đủ, hiện đại với hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành, mô phỏng đạt chuẩn sẽ giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận kiến thức mới một cách trực quan, sinh động hơn

Ví dụ, nếu bạn có nguyện vọng học ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn thì trường đại học với hệ thống buồng phòng, nhà bếp, nhà hàng thực hành “chuẩn sao” chính là giảng đường lý tưởng.

Tiêu chí thứ hai: Chương trình đào tạo thực tiễn – Vững vàng năng lực nghề nghiệp

“Học phải đi đôi với hành” thì sinh viên mới có thể vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tế. Đây cũng là yêu cầu đầu tiên trong môi trường doanh nghiệp hiện đại. Chính vì vậy, chương trình đào tạo hài hòa được lý thuyết – thực hành, thường xuyên cập nhật theo yêu cầu doanh nghiệp chính là tiêu chí lựa chọn đầu tiên. 

sinh-vien-nganh-nha-hang-khach-san-duoc-dao-tao-thuc-tien

Sinh viên được đào tạo thực thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm

Tiêu chí thứ ba: Hợp tác doanh nghiệp chặt chẽ và Quốc tế sâu rộng

Đây chắc chắn là tiêu chí không thể bỏ qua trong thời đại hội nhập. Để tự tin chinh phục môi trường làm việc đa văn hóa, đa quốc gia – dù trong bất kỳ ngành nghề nào, hãy “để ý” những trường đại học chú trọng hợp tác quốc tế và doanh nghiệp khi chọn trường nhé.

Trên đây mới chỉ là 3 trong số rất nhiều tiêu chí chọn đại học mà cha mẹ và con cần lưu ý khi đăng ký chọn trường đại học. Việc chọn trường đại học có ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng nghề nghiệp cũng như tương lai sau này của con. Vậy nên, cha mẹ và con cần cân nhắc kỹ và đưa ra quyết định sáng suốt để con được học tập và phát triển trong môi trường giáo dục phù hợp nhất.

4. Ưu thế khi học ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn tại Đại học Yersin Đà Lạt

Tại Đại học Yersin Đà Lạt, phương châm của trường là hội nhập theo xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 một cách cụ thể. Ứng dụng 4 trụ cột giáo dục UNESCO và mục tiêu đào tạo theo M.K.S.A, tạo nên môi trường “học tập từ thực tế”, truyền cảm hứng, đam mê cho sinh viên. Học đi đôi với hành, bên cạnh lý thuyết, sinh viên sẽ được thực tập tại doanh nghiệp, cơ quan với các ngành nghề đang học.

nen-hoc-quan-tri-nha-hang-hay-quan-tri-khach-san

Sinh viên ngành quản trị nhà hàng khách sạn tại trường đại học Yersin Đà Lạt

Cụ thể, Trường Đại học Yersin Đà Lạt đã cho triển khai chương trình “Học kỳ doanh nghiệp” ngay từ năm nhất, mang đến cơ hội cho SV học tập gắn liền với thực tiễn của doanh nghiệp tại các công ty, đối tác liên kết. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có ngay 1 năm kinh nghiệm làm việc thực tế tại các doanh nghiệp.

Thông qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết ngành Quản trị du lịch có gì giống và khác với ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn. Việc chọn theo đuổi ngành nào sẽ phụ thuộc vào mức độ yêu thích, mức độ phù hợp với bản thân và định hướng nghề nghiệp của bạn.

Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Yersin Đà Lạt:

Trà My
Phòng tuyển sinh - Truyền thông trường Đại học Yersin Đà Lạt.
27 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Tp. Đà Lạt
0911 66 20 22 - 0981 30 91 90

Tin tức liên quan