“Digital Marketing nên bắt đầu từ đâu” là từ khóa đang được tìm kiếm rất nhiều trên Google cho thấy được sức hút của ngành này đối với nhu cầu của thị trường. Những bạn mới bắt đầu bước chân vào ngành này thường chưa hình dung được bức tranh toàn cảnh của Digital Marketing. Cùng theo dõi qua bài viết sau đây để giải đáp hết tất cả thắc mắc về ngành học mang xu hướng đón đầu tương lai này nhé!
1. Những điều cần biết trước khi bắt đầu vào Digital Marketing
Nhóm Digital Platforms
Học Digital Marketing không thể bỏ qua Digital Platforms – bao gồm 3 nhóm nền tảng, hiểu được Digital Platforms các bạn sẽ biết cách vận dụng các kênh, công cụ Digital vào các chiến lược marketing cụ thể.
3 nền tảng digital platforms không thể bỏ qua
- PAID: Là các nền tảng phải CHI TIỀN ra để được xuất hiện, hay còn gọi là Digital Ads (quảng cáo online). Ví dụ như các trang báo điện tử, mạng xã hội (Facebook), Mobile, với các hình thức quảng cáo phổ biến như Banner, Display ads, Google GDN, Google Shopping, Sponsor, SMS…
- OWNED: Là những nền tảng mà doanh nghiệp sở hữu hoàn toàn, dễ hình dung nhất là website, mobile app do doanh nghiệp phát triển. Ngoài ra còn có cơ sở dữ liệu của khách hàng như email, điện thoại,…Cốt lõi của OWNED Platform là Website, đây có thể coi là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp trên môi trường online. Vì vậy nếu đang muốn kinh doanh trên online điều cần thiết là phải có một website chỉn chu.
- EARNED: Là những nền tảng tạo ra giá trị lan tỏa tốt về thương hiệu sau khi chúng ta làm tốt trên các nền tảng PAID và OWNED. Ví dụ khách hàng hài lòng và thích thú với thương hiệu, họ có thể sử dụng nền tảng mạng xã hội (Social media) như Facebook để viết một status nói tốt về thương hiệu, để kể cho bạn bè của họ nghe về trải nghiệm tuyệt vời với thương hiệu.
Tìm hiểu về khách hàng trên online
Dù bạn thành thạo các công cụ cỡ nào đi chăng nữa, nhưng không hiểu về khách hàng thì công cụ cũng không giúp tạo ra chuyển đổi. Xác định tệp khách hàng của mình, biết được khách hàng của mình là ai, hành vi của họ trên online như thế nào thì bạn mới có thể chọn được chiến lược và công cụ phù hợp.
- Phác họa chân dung khách hàng: Bao gồm các thông tin về độ tuổi, giới tính, khu vực sinh sống, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, sở thích… Tùy vào lĩnh vực kinh doanh mà bạn thu thập thêm các thông tin khác mà bạn cảm thấy cần thiết về khách hàng.
- Phân tích hành vi khách hàng: Câu hỏi là “Khách hàng tiềm năng họ làm gì trên online”, các nội dung, thông điệp truyền thông sẽ bám sát vào hành vi này nhằm đưa thông điệp với khách hàng một cách chính xác và tự nhiên nhất.
Thấu hiểu khách hàng để có chiến lược tiếp cận hiệu quả
Hành vi có thể thể hiện bằng những con số gần chính xác ví dụ trang tạp chí online A có 89,000 lượt tìm kiếm hàng tháng về chủ đề “Khoa học”. Hoặc đôi khi là những hành vi ngầm hiểu (Customer Insight – khách hàng không thể hiện, không nói ra, nhưng ảnh hưởng đến hành vi mua hàng) mà các Marketer (người làm Marketing) phải phán đoán được.
Làm quen với các công cụ Digital Marketing
Tập làm quen với các công cụ để phục vụ cho digital marketing
- Website/landing page/blog…
- Content (nội dung) – có thể không được tính là một công cụ nhưng là phần hay dùng nhất.
- SEO (Search Engine Optimization – tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm).
- SEM (Search Engine Marketing – Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm, ví dụ như quảng cáo trên Google Adwords).
- Email Marketing (Tiếp thị tới người dùng bằng email).
- Online PR (Quan hệ công chúng trên môi trường internet).
- Quảng cáo banner online.
- Social Media Marketing (Tiếp thị và tương tác với người dùng online thông qua các mạng xã hội).
- Mobile Marketing (Mobile application, SMS, Location based…).
- Web Analytics (hay dùng Google Analytics).
2. 4 mẫu người thành công trong ngành Digital Marketing mà bạn cần học hỏi
Nếu bạn là tân binh trong lĩnh vực Digital Marketing, đôi lúc bạn có thể bị choáng ngợp bởi số lượng thông tin trên mạng xã hội cũng như website trực tiếp. Làm sao chúng ta có thể biết được mức độ thông tin mà mình đọc được từ đâu đó. Là người mới bắt đầu tự tìm tòi tự học Digital Marketing, việc nâng cao các kỹ năng và học hỏi những lời khuyên của chuyên gia uy tín trong ngành là điều cực kỳ quan trọng. Sau đây là danh sách những chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực Digital Marketing trong từng lĩnh vực cụ thể như:
Content Marketing – Brian Clark
Brian Clark là người sáng lập đồng thời cũng là CEO của Copyblogger, một trong những trang blog có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng mạng. Ông nổi tiếng trong lĩnh vực content marketing. Cụ thể, Copyblogger được biết đến với việc cung cấp các mẹo, công cụ và tài nguyên liên quan đến tiếp thị nội dung cho tất cả mọi người từ các online marketer đến blogger cá nhân. Clark đã được tạp chí Forbes đặt tên như một chuyên gia tiếp thị trực tuyến hàng đầu và được Business Week khuyến cáo là một người mà nhiều doanh nhân nên theo dõi.
Chuyên gia SEO Marketing – Danny Sullivan
Danny Sullivan là một chuyên gia SEO hàng đầu và là một cái tên mà hầu hết các dân Digital Marketing đều quen thuộc. Nếu chưa nghe qua cái tên Danny Sullivan thì chắc hẳn các nhà tiếp thị trực tuyến trên toàn cầu đã từng nghe cái tên Search Engine Land, công ty tuyệt vời này thuộc quyền sở hữu của Danny Sullivan, mục đích của công ty là cung cấp cho các nhà tiếp thị kinh doanh và tiếp thị trực tuyến thông tin mọi thứ từ SEO đến SEM.
Chuyên gia Social Marketing – Jeff Bullas
Jeff Bullas vừa là một chuyên gia về viết blog vừa là một thiên tài tiếp thị xã hội, cụ thể ông là 1 chuyên gia trong việc ứng dụng các công cụ như Facebook và Twitter để tiếp thị cho 1 nhãn hàng, sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp hoặc blog. Ông là một cái tên được lọt trong danh sách top 40 Social Marketing Talent của Forbes. Blog của ông cũng nhận được hơn 8.000.000 lượt truy cập mỗi năm, và Linkedin đã đặt tên ông là chuyên gia thuộc Top Social Media cần biết.
Chuyên gia Advertising – Larry Kim
Larry Kim là một trong những cái tên phổ biến nhất liên quan đến quảng cáo PPC. Đây là một hình thức quảng cáo mà các nhà quảng cáo (doanh nghiệp) trả tiền cho quảng cáo chỉ khi người tiêu dùng nhấp chuột vào quảng cáo đó. Ông Kim là người sáng lập và CTO của WordStream, công ty cung cấp các công như: Smart alerts, visual reports, landing page tools, and call tracking tools cho quảng cáo PPC (Pay- Per- Click).
“Học Digital Marketing nên bắt đầu từ đâu” – Thật tiếc rằng không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Lời khuyên dành cho bạn là nếu bạn tự học Digital Marketing, bạn phải tự mình xác định mình cần gì và nên học những gì nhưng quan trọng là bạn bắt buộc phải thực hành để biến những kiến thức mình đã học trở nên hữu ích. Hi vọng bài viết này mang đến cho một góc nhìn tích cực để bạn có thể học tốt Digital Marketing nói riêng cũng như Marketing nói chung. Mong rằng thông qua những kiến thức trên đây, bạn sẽ sớm trở thành một Digital Marketer tài năng.
>>> Xem thêm: Ngành Digital Marketing học trường nào? Trường đào tạo chuyên sâu và cam kết chất lượng đầu ra!
Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Yersin Đà Lạt:
- Hotline: 1900 633 970 – 0911 66 20 22
- Website: https://yersin.edu.vn
- Email: tuyensinh@yersin.edu.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity
- Địa chỉ: 27 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng