Học ngành Công nghệ sinh học dễ thất nghiệp?
07/09/2021

Không tìm được việc làm, thất nghiệp sau khi ra trường là nỗi lo của rất hiều sinh viên không riêng ngành nào. Đặc biệt có rất nhiều bạn trẻ vẫn còn mơ hồ về ngành Công nghệ sinh học, không biết theo học ngành Công nghệ sinh học có thất nghiệp, học xong ra làm gì… Nhưng các bạn không cần quá lo lắng, vì ngành Công nghệ sinh học hiên nay đang là một trong những ngành mũi nhọn được đặc biệt chú ý, với các kế hoạch phát triển khoa học công nghệ. 

Nguồn nhân lực ngành Công nghệ sinh học ở Việt Nam hiện nay đang khá thiếu, các doanh nghiệp cũng gặp phải rất nhiều khó khăn để có thể tuyển dụng được nhân sự về cả số lượng lẫn chất lượng. Vậy nên các bạn không cần phải lo lắng đến vấn đề ngành Công nghệ sinh học có thất nghiệp không. Dưới đây là những lĩnh vực công việc mà sinh viên Công nghệ sinh học có thể tham gia sau khi tốt nghiệp.

1- Lĩnh vực nông – lâm nghiệp và thủy sản

Trong lĩnh vực nông nghiệp – lâm nghiệp và thủy sản, ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng rất mạnh mẽ, nhằm mục đích lai tạo và cải thiện giống cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, Công nghệ sinh học còn được chú trọng nghiên cứu và xây dựng thêm nhiều thuật canh tác mới, nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng, các loại chất dinh dưỡng cần thiết và có lợi cho từng loại cây trồng.

Sinh viên ngành công nghệ sinh học có thể tham gia làm việc ở lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản

Sinh viên ngành công nghệ sinh học có thể tham gia làm việc ở lĩnh vực nông – lâm nghiệp và thủy sản

Tiếp đó còn là nghiên cứu những kỹ thuật chuyển phôi, phối giống, lai tạo giống, tạo ra những chế phẩm giúp cho động vật, thủy sản phòng tránh được các loại bệnh tật. Từ đó có thể tăng năng suất, sản lượng và cả chất lượng cho người nông dân.

2- Lĩnh vực y tế

Hiện đang có rất nhiều công trình nghiên cứu công nghệ sinh học được ứng dụng vào lĩnh vực y tế. Đặc biệt là những ứng dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất thuốc điều trị và chuẩn đoán bệnh. Ứng dụng công nghệ di truyền đã mang lại rất nhiều lợi ích cho y học, từ đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu, sản xuất các loại vắc-xin, kháng thể, kháng sinh, protein có hoạt tính sinh học.

3- Lĩnh vực bảo vệ môi trường

Khi xã hội ngày một phát triển thì vấn đề môi trường cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc tìm ra những biện pháp để giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường là rất cần thiết. Vậy nên việc áp dụng ngành Công nghệ sinh học có thể giúp ích rất nhiều, từ ứng dụng làm phân hủy các độc chất hữu cơ, thu nhận các vật phẩm còn giá trị ở dạng nhiên liệu, hợp chất hữu cơ, phục hồi các quá trình trao đổi chất…

 Ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng để bảo vệ môi trường

 Ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng để bảo vệ môi trường

Không chỉ dừng lại ở đó, ngành Công nghệ sinh học còn được ứng dụng xử lý chất thải, thu nhận những chất có ích trong quá trình lên men yếm khí, xử lý các loại chất thải công nghiệp, dùng những vi sinh vật có khả năng ăn dầu để hạn chế ảnh hưởng từ sự cố tràn dầu, ô nhiễm dầu… Ngoài ra còn rất nhiều lĩnh vực khác mà ngành Công nghệ sinh học có thể áp dụng như: Hóa học, công nghệ sinh học năng lượng, chế biến thực phẩm…

4- Ngành Công nghệ sinh học có dễ xin việc không?

Ngành Công nghệ sinh học hiện nay được ứng dụng cho rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực nên cơ hội việc làm ngành này là rất lớn. Đặc biệt ở thế kỷ 21, khi mà Công nghệ sinh học đang rất phát triển và được tập trung đẩy mạnh phát triển. Không ngoại trừ Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học cũng rất được quan tâm và đang nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực y tế, nông – lâm – nghư nghiệp, công nghiệp chế biến cũng như bảo vệ môi trường…

Việc ứng dụng Công nghệ sinh học vào lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe để chẩn đoán và điều trị các loại bệnh nguy hiểm, bệnh mới, ứng dụng công nghệ tế bào gốc, sản xuất vắc-xin, dược phẩm… rất cần thiết. Đặc biệt trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra thì ngành Công nghệ sinh học càng được chú trọng.

Ngành công nghệ sinh học sau khi ra trường có cơ hội việc làm rất cao

Ngành công nghệ sinh học sau khi ra trường có cơ hội việc làm rất cao

Bên cạnh đó là tạo ra các sản phẩm sinh học nhằm phục vụ trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản mang nhiều đặc điểm có lợi, tăng năng suất, chất lượng và giá trị cao hơn. 

Từ những thông tin trên đây, các bạn có thể trả lời cho câu hỏi ngành Công nghệ sinh học có thất nghiệp hay không. Đây là ngành đóng vai trò rất lớn trong đời sống của con người, trong tình hình đó, nguồn nhân lực ngành Công nghệ sinh học nước ta chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Vậy nên ngành Công nghệ sinh học có thất nghiệp không? Câu trả lời là không, các bạn thí sinh nếu đang có mong muốn theo học ngành này thì hãy cứ mạnh dạn, vì cơ hội việc làm cho bạn là rất nhiều.

Các bạn có thểm tham khảo thêm và tin hiểu thông tin trường đào tạo ngành Công nghệ sinh học tốt hiện nay để lựa chọn được môi trường phù hợp theo đuổi đam mê. 

Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Yersin Đà Lạt:
Hotline: 0911 66 20 22 – 0981 30 91 90
Website: https://yersin.edu.vn
Email: tuyensinh@yersin.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity
Địa chỉ: 27 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng

 

Trà My
Phòng tuyển sinh - Truyền thông trường Đại học Yersin Đà Lạt.
27 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Tp. Đà Lạt
0911 66 20 22 - 0981 30 91 90

Tin tức liên quan