Nên học Kế toán hay Kiểm toán là một trong những vấn đề được nhiều bạn học sinh và các bậc phụ huynh quan tâm. Bởi ở nước ta, ngành Kế toán hay Kiểm toán luôn nằm trong top những công việc “hot” được các ứng viên lựa chọn để làm việc bởi tính ổn định, mức lương trung bình cao và cơ hội việc làm dồi dào không chỉ trong nước mà còn có thể vươn ra nước ngoài. Hãy cùng Yersin đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Điểm khác biệt giữa Kế toán và Kiểm toán
Cả ngành Kế toán và Kiểm toán điều làm việc trên những con số và dữ liệu từ nhiều đối tượng cung cấp. Sau đó tổng hợp các thông tin lại thành một báo cáo tài chính để có thể thuyết trình với người yêu cầu báo cáo. Tuy nhiên giữa 2 ngành này vẫn có điểm khác biệt mà bạn chuẩn bị theo học phải chú ý sau đây:
Công việc
- Kế toán: Ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động liên quan đến vấn đề tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân…
- Kiểm toán: Kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính do bộ phận kế toán cung cấp. Từ đó tiếp tục giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó.
Nhân sự
- Kế toán: Một nhân sự của một tổ chức và nhận lương từ các hoạt động kinh doanh của tổ chức đó.
- Kiểm toán: Một người độc lập và được chỉ định làm việc trong một khoảng thời gian cụ thể. Nhận được một khoản thù lao được được thỏa thuận trước đó từ việc kiểm toán.
Mục tiêu
- Kế toán: Bộ phận cung cấp các quan điểm chính xác, khách quan về dữ liệu tài chính.
- Kiểm toán: Bộ phận xác minh tính chính xác của thông tin do kế toán cung cấp.
Thời gian
- Kế toán: Là một quá trình liên tục, với dữ liệu giao dịch tài chính được nhập hàng ngày. Kế toán bắt đầu sau khi ghi sổ kế toán.
- Kiểm toán: Diễn ra theo định kỳ, sau khi lập báo cáo tài chính và kế toán cuối cùng. Kiểm toán bắt đầu sau khi hạch toán.
Mức độ chi tiết
- Kế toán: Bao gồm bất kỳ thông tin nào liên quan đến tình trạng tài chính của cá nhân hoặc công ty. Chẳng hạn như báo cáo ngân hàng, báo cáo lãi lỗ và thuế. Nó có mức độ chi tiết cao hơn nhiều so với kiểm toán.
- Kiểm toán: Kiểm toán viên lấy mẫu thông tin này để kiểm tra việc kiểm soát chất lượng, cơ hội cải tiến và kiểm soát rủi ro.
>>> Xem thêm: Mức lương ngành kế toán cho sinh viên mới ra trường hiện nay
2. Cơ hội việc làm của ngành Kế toán và Kiểm toán
Vì kế toán là bộ phận nhân sự không thể thiếu trong tất cả các công ty, tổ chức dù lớn hay nhỏ. Do đó, nó được liệt kê ở hàng đầu trong danh sách top những nghề không lo thất nghiệp. Theo công bố mới nhất của Navigos Group – Mạng việc làm và tuyển dụng uy tín tại Việt Nam đã đưa ra: Nhu cầu về nhân lực ngành Kế toán tài chính xếp thứ 3 trong số 5 bộ phận có nhu cầu tuyển dụng cao nhất.
3. Nên học Kế toán hay Kiểm toán?
Tham khảo các thông tin được chúng tôi chia sẻ chắc hẳn các bạn cũng đã có được câu trả lời chính xác nhất cho mình. Cả 2 ngành đều sẽ đòi hỏi tính chính xác cao, phải chịu được áp lực của công việc, trung thực, tỉ mỉ, thông thạo các kỹ năng tin học văn học. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ các anh chị đi trước thì những bạn nữ thích ổn định thường sẽ lựa chọn đi theo kế toán. Còn những bạn nam thường sẽ thích “xê dịch” và họ có xu hướng lựa chọn ngành Kiểm toán.
Nói tóm lại, dù bạn lựa chọn đi theo công việc kế toán hay kiểm toán thì nhà tuyển dụng đầu tiên cũng sẽ đòi hỏi kinh nghiệm nhiều hơn kiến thức. Vì vậy nếu không may mắn được tuyển vào công ty lớn, chuyên nghiệp, có thu nhập ổn, các bạn có thể bắt đầu công việc của mình ở những doanh nghiệp nhỏ để hiểu quy trình và thành thạo kỹ năng.
>>> Xem thêm: Ngành Kế toán học trường nào? Cơ hội nào cho ngành Kế toán?
Nếu bạn quyết tâm thử sức với một công ty kiểm toán thì bạn nên:
- Trau dồi thêm ngoại ngữ;
- Tiếp cận ACCA hay các lớp kế toán tài chính bằng tiếng Anh;
- Học tốt kiến thức kế toán, thuế;
- Tham gia các cuộc thi của Big4 kiểm toán tổ chức để làm quen dần với môi trường.
Nội dung bài viết trên đã trả lời được cho câu hỏi: nên học Kế toán hay Kiểm toán? Những thông tin bài viết trên đưa ra nhằm giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về đặc thù mỗi công việc, để từ đó đưa ra được quyết định tìm việc phù hợp với tính cách và định hướng bản thân mình. Chúc các bạn thành công.
Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Yersin Đà Lạt:
Hotline: 0911 66 20 22 – 0981 30 91 90
Website: https://yersin.edu.vn
Email: tuyensinh@yersin.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity
Địa chỉ: 27 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng