https://admin.yersin.edu.vn//Uploads/files/2022-06/2.-logo-website01(4).png

Tin hướng nghiệp

Trang chủ Tin hướng nghiệp

Ngành Kế toán học trường nào? Cơ hội nào cho ngành Kế toán?

Ngày đăng 24/01/2022 | Lượt xem: 10341

Bài viết dưới đây, hãy cùng Yersin giải đáp câu hỏi ngành Kế toán học trường nào tốt và tìm hiểu sâu hơn về ngành học tiềm năng này.

Kế toán hiện nay là công việc được nhiều người yêu thích và theo đuổi, thu hút rất đông đối tượng lao động ở ngành nghề này. Vì thế hiện nay có rất nhiều trường đại học đang đào tạo chuyên ngành Kế toán để phục vụ cho nhu cầu của tuyển dụ của nhiều công ty lớn. Nhưng ngành Kế toán học trường nào tốt nhất? Cơ hội nào cho ngành Kế toán? Tất cả sẽ được Trường Đại học Yersin Đà Lạt giải đáp qua nội dung bài viết dưới đây.
 

1- Đôi nét về ngành Kế toán

Trước khi tìm hiểu ngành Kế toán học trường nào, cơ hội việc làm ra sao thì hãy cùng tìm hiểu đôi nét về ngành học này nhé!

Ngành kế toán là gì? 

Kế toán được hiểu chung là người đảm nhận công việc ghi chép, thu thập, phân tích và xử lý thông tin tài chính, giá trị hàng hóa, thuế má trong công ty và doanh nghiệp. Kế toán là nghề gắn liền với sổ sách, số má khô khan, làm việc đòi hỏi sự chính xác tỉ mỉ đến tuyệt đối trong công việc.

Kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại kinh tế phát triển hiện nay. Kế toán chính là người giữ vai trò cầu nối giữa chủ doanh nghiệp với các hoạt động mua bán, kinh doanh, huy động vốn, giải ngân vốn…; giữa chủ doanh nghiệp với các nhân viên trong công ty.

Đôi nét về ngành Kế toán

Đôi nét về ngành Kế toán

Đây là một trong những ngành nghề hot hit và quan trọng nhất hiện nay. Ngành Kế toán là ngành không thể thiếu đối với sự vận hành của một doanh nghiệp, nhà máy, công ty, là sợi dây quan trọng để người đứng đầu doanh nghiệp có thể nhìn ra được tình hình phát triển của doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh những biện pháp phù hợp giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.

Phân loại Kế toán hiện nay

Ngành Kế toán hiện nay được chia thành 2 loại lớn đó là:

  • Kế toán công: Là những người làm công việc trong những tổ chức, đơn vị không có hoạt động kinh doanh, buôn bán. Công việc của kế toán trong những tổ chức này là làm việc giấy tờ, công văn và tính toán tiền lương cho các nhân viên, thành viên trong tổ chức đó.
  • Kế toán doanh nghiệp: Là đặc trưng của nghề Kế toán vì trong đó, người làm kế toán phải làm đầy đủ các công việc để có thể vận hành một hệ thống tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc của Kế toán trong doanh nghiệp rất nhiều mặt, nhiều áp lực và khó khăn hơn rất nhiều so với kế toán công.

2- Ngành Kế toán học gì? Chương trình đào tạo cụ thể 

Bên cạnh câu hỏi “Ngành Kế toán học trường nào?” thì “Ngành Kế toán học gì?” cũng được rất nhiều bạn quan tâm. Trên thực tế, các trường tuyển sinh ngành Kế toán không áp dụng cùng một chương trình đào tạo. 

Tại Đại học Yersin Đà Lạt, chương trình đào tạo ngành Kế toán được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn và yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các khối kiến thức sau: 

  • Kiến thức cơ sở ngành: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế quốc tế;
  • Kiến thức ngành: Quản trị học, Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nguyên lý kế toán;
  • Kiến thức chuyên ngành: Quản trị tài chính doanh nghiệp, Phân tích hoạt động kinh Doanh, Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Báo cáo tài chính và Khai báo thuế, Thuế, Quản trị ngân hàng thương mại, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Thị trường tài chính và các định chế tài chính, Kế toán ngân hàng, Thẩm định dự án đầu tư, Tài chính quốc tế, Đầu tư tài chính.

Ngoài ra, sinh viên của Đại học Yersin còn được thực hành, thực tập qua các “Học kỳ doanh nghiệp” để vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và trang bị thêm kỹ năng nghề nghiệp. Tỷ lệ lý thuyết và thực hành của các môn học trong chương trình đào tạo ngành Kế toán là 40:60. 

3- Lý do nào khiến ngành Kế toán luôn được ưa chuộng?

Nhu cầu thị trường nhân lực ngành Kế toán cao

Là một bộ phận quan trong ngành quản lý tài chính của doanh nghiệp, bộ phận làm việc với trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp và chủ đầu tư trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh nghiệp phù hợp, giảm thiểu sai sót trong kế hoạch tài chính gây khó khăn cho doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp có thu được lợi nhuận nhiều hay ít, hay doanh nghiệp có phát triển được hay không đều là nhờ vào sự làm việc có mục đích kế hoạch của bộ phận kế toán - kiểm toán. Vì là một ngành không thể thiếu trong doanh nghiệp nên chính vì thế mà sinh viên nên chọn ngành Kế toán và kiểm toán để có được việc làm đa dạng trong tương lai.

Nhu cầu thị trường nhân lực ngành Kế toán cao

Cơ hội việc làm của ngành Kế toán luôn mở rộng

Chìa khóa mở rộng cơ hội việc làm

Môi trường làm việc rất đa dạng mà sinh viên khi ra trường có thể đăng ký lựa chọn tùy thuộc vào khả năng của bản thân như làm việc trong các công ty trong nước có nguồn vốn nước ngoài hay các công ty tư nhân mang lại lợi ích đa dạng. 

Bên cạnh đó trong ngành Kế toán - Kiểm toán có rất nhiều bộ phận cho sinh viên lựa chọn khi mong muốn làm việc như: Kế toán viên, kế toán quản trị, kế toán thuế, tư vấn tài chính, quản trị rủi ro… Nhiều sinh viên lo lắng khi chọn lựa ngành kế toán để học thì sau này sợ không có việc làm mà nếu có thì lương làm việc khởi điểm là thấp, nhưng câu hỏi thắc mắc tại sao nhiều doanh nghiệp lại vẫn thiếu nhân lực Kế toán?

Được làm việc trong môi trường năng động

Làm nghề Kế toán tài chính cũng đồng nghĩa với việc bạn được tiếp xúc với những vấn đề sôi động nhất của thị trường tài chính. Điều này khiến cho bạn luôn có cảm giác bản thân đang ở tâm của vòng chuyển động kinh tế. Nếu làm việc trong môi trường được trang bị cơ sở vật chất tiện nghi cộng thêm sự năng động của nghề nghiệp sẽ càng giúp bạn thêm tự tin trong công việc.

Được làm việc trong môi trường năng động

Nhân viên kế toán được làm việc trong môi trường năng động

Kế toán mang lại nguồn thu nhập cao

Đây cũng là lý do chính đáng khiến ngành này trở nên hấp dẫn với nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành nghề khác, thu nhập của nhân viên kế toán tài chính còn phụ thuộc vào từng công ty, doanh nghiệp. Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng không kém đó là năng lực của từng người. Rõ ràng, nếu bạn là một nhân viên giỏi thì việc được hưởng một mức thu nhập khủng là điều không thể bàn cãi.

Với những ưu điểm vượt trội kể trên, dễ dàng lý giải vì sao ngành Kế toán luôn là một trong những ngành “hot” của các trường đại học hiện nay. Tuy nhiên, đi đôi với việc chọn ngành thì chọn trường đào tạo tốt ngành Kế toán cũng là vấn đề được các bạn trẻ quan tâm. Chính vì vậy, “Ngành Kế toán học trường nào tốt, chất lượng?” là băn khoăn chung của nhiều bạn đam mê ngành học này. 

4- Công việc của một kiểm toán viên là gì?

Khi được hỏi công việc của một kiểm toán viên là gì, thông thường, nhiều người chỉ hiểu sơ khai, đơn giản về công việc của kế toán viên là làm việc với những con số, sổ sách mà chưa hiểu chi tiết công việc họ thường làm hàng ngày là gì. Với mỗi vị trí kế toán, nhân viên kế toán lại có những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực riêng của mình và công việc cụ thể của họ cũng phụ thuộc vào vị trí họ đang đảm nhiệm.
 

Công việc của một kiểm toán viên là gì?

Với mỗi vị trí, nhân viên kế toán lại đảm nhận những công việc khác nhau

Nhìn chung có thể liệt kê được những công việc chung phải làm của nhân viên kế toán như sau:

  • Thu thập thông tin về tình hình tài chính, hoạt động kinh tế trong công ty, doanh nghiệp. Từ đó xử lý thông tin, sát sao tài chính phát sinh và thống kê lên giấy tờ, sổ sách theo tháng, theo quý để chủ doanh nghiệp nắm bắt được hoạt động của công ty.
  • Là người giám sát các chứng từ, hóa đơn kế toán hàng ngày, vì đây là hoạt động phát sinh nhiều nhất trong ngày của các doanh nghiệp. Vai trò của kế toán là phải kiểm soát được những chứng từ, giấy tờ có liên quan để đảm bảo được tính chính xác của các hoạt động thu chi, xuất nhập hàng hóa của doanh nghiệp.
  • Ghi chép sổ sách, thống kê chi tiết các hoạt động kinh tế phát sinh làm sao chính xác, cụ thể tuyệt đối, vì công việc này “sai một ly đi một dặm”. Từ những ghi chép đó, kế toán viên sẽ tổng hợp thành bảng báo cáo, đưa vào sổ kế toán quản lý, báo cáo với cấp trên.
  • Ngoài việc thu thập xử lý thông tin hàng ngày thì việc phải tổng hợp những thông tin, hoạt động tài chính phát sinh hàng ngày đó để lập thành những báo cáo chi tiết, báo cáo lên giám đốc là công việc cuối tháng, cuối quý của kế toán. Từ những báo cáo theo tháng, theo quý của nhân viên kế toán, chủ doanh nghiệp có thể nắm được tình hình kinh doanh, từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhất.

5- Ngành Kế toán ra trường làm gì? 

Sau khi tốt nghiệp ngành Kế toán, sinh viên có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:

  • Chuyên viên phụ trách kiểm toán, kế toán, thuế, giao dịch ngân hàng, tư vấn tài chính, thủ quỹ… tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực.
  • Kế toán trưởng, trưởng phòng quản lý tài chính, giám đốc tài chính ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
  • Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên phòng giao dịch, nhân viên quản lý dự án tại các ngân hàng, công ty chứng khoán. 
  • Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Kế toán - Tài chính tại các trường cao đẳng, đại học.

6- Ngành Kế toán học trường nào tốt?

Nhìn chung, tâm lý phụ huynh và thí sinh khi lựa chọn trường đều mong muốn trường đó có cơ sở vật chất tốt, môi trường học tập hiện đại, chất lượng đào tạo cao. Trước khi tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trên để giải đáp cho câu hỏi “ngành Kế toán học trường nào” chúng ta cần tìm hiểu xem các trường đại học uy tín nào hiện đang đào tạo ngành Kế toán.

Kế toán được xem là một nghề có tính ổn định cao, có vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào từ nhà nước đến tư nhân, do đó nhu cầu nhân lực ngành Kế toán rất rộng lớn. Có thể kể đến một số trường đại học đang được đông đảo phụ huynh, thí sinh tin tưởng để theo học ngành Kế toán trong những năm gần đây là Trường Đại học Yersin Đà Lạt.
 

Ngành Kế toán học trường nào tốt và cơ hội của ngành Kế toán ra sao?

Ngành Kế toán học trường nào tốt, đảm bảo chất lượng đào tạo? 

Tại Đại học Yersin Đà Lạt - một trong những trường đại học uy tín đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Kinh tế - Tài chính - Quản trị, sinh viên ngành kế toán còn được chú trọng trang bị thêm những kỹ năng mềm bên cạnh kiến thức và kỹ năng chuyên ngành. Thông qua những lớp học kỹ năng mềm, chương trình sinh hoạt học thuật, hoạt động ngoại khóa. Sinh viên ngành kế toán Trường Đại học Yersin Đà Lạt có cơ hội thu thập cho mình kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý đội nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đánh giá…

7- Ngành Kế toán trường Đại học Yersin lấy bao nhiêu điểm?

Ngành kế toán học trường nào phù hợp với năng lực học tập mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo là điều được rất nhiều thí sinh và phụ huynh. So với ngành Kế toán của các trường đại học khác, Đại học Yersin Đà Lạt mang lại cho thí sinh nhiều cơ hội trúng tuyển với 5 phương thức xét tuyển cùng điểm chuẩn cụ thể như sau:
(1) Xét tuyển theo kết quả học bạ:

  • Tổng điểm trung bình 3 học kỳ (2 học kì lớp 11 và 1 học kỳ lớp 12) ≥ 17.0 điểm;
  • Điểm trung bình lớp 12 ≥ 6.0 điểm; 
  • Điểm trung bình 3 môn theo khối ≥ 17.0 điểm.

(2) Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
(3) Xét tuyển theo kết quả kỳ thi năng lực do Đại học Yersin Đà Lạt tổ chức.
(4) Xét tuyển theo kết quả kỳ thi năng lực do Đại học Quốc gia Tp. HCM tổ chức.
(5) Tuyển thẳng:

  • Học lực lớp 12 đạt loại khá và có chứng chỉ IELTS < 5.5.
  • Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Kế toán của Trường Đại học Yersin Đà Lạt bao gồm: A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh).

Với 5 phương thức xét tuyển cùng 4 tổ hợp môn, cơ hội trúng tuyển ngành Kế toán tại Đại học Yersin sẽ tăng cao, giúp bạn được theo đuổi đam mê với ngành học này. 

8- Lời kết

Với những thông tin vừa cung cấp, tin chắc rằng bài viết đã giải đáp được thắc mắc: “ngành Kế toán học trường nào?”. Tuy nhiên, để thực sự có được một lựa chọn phù hợp và ưng ý nhất, các bạn nên vào chính website của trường đại học mình quan tâm để xem thêm những thông tin khác liên quan đến ngành học này như: Mục tiêu đào tạo của ngành, tố chất phù hợp, cơ hội việc làm của ngành sau khi ra trường.

Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng Tuyển sinh và Truyền thông:

>>> Có thể bạn quan tâm: 

Đăng ký tư vấn