Du lịch Lữ hành là ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất vì đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, khi các biện pháp phòng dịch trong nước và trên thế giới dần được nới lỏng, du lịch Việt Nam từng bước vượt qua khó khăn và tạo đà phục hồi. Cơ hội việc làm ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành dần trở nên rộng mở.
Ngành Quản trị Du lịch Lữ hành – Tiềm năng sau đại dịch
Tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài trong hai năm đã gây ra thiệt hại đáng kể với nhiều lĩnh vực, trong đó du lịch lữ hành là một trong những ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, khi thị trường bắt đầu hồi phục trở lại, các biện pháp phòng dịch Covid được nới lỏng, ngành du lịch lữ hành đã có những tín hiệu tích cực.
Ngay trong đợt nghỉ Tết Dương lịch 2022, Đà Lạt đón đến hơn 60.000 lượt khách du lịch. Các điểm du lịch nội địa khác như Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Nẵng,… đều rất đông khách. Bên cạnh đó, các đường bay quốc tế đến Việt Nam đã được kết nối trở lại từ ngày 01/01/2021 trên cơ sở an toàn dịch bệnh. Ngành du lịch trong nước bắt đầu đón chào những đoàn khách quốc tế đầu tiên đến với Việt Nam sau hai năm gián đoạn.
Cơ hội việc làm ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành trở nên rộng mở sau đại dịch
Để phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 để đưa ra nhiều giải pháp trọng tâm phù hợp với bối cảnh hiện tại. Một trong những giải pháp bao gồm: ổn định và tăng trưởng thị trường khách nội địa; hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch; tăng cường quảng bá du lịch sau đại dịch; phục hồi nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; xây dựng môi trường du lịch thân thiện, an toàn.
Có thể thấy, với chủ trương và chính sách thiết thực từ Nhà nước, ngành đã sớm khôi phục hoạt động, cơ hội việc làm ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành cũng dần rộng mở trở lại.
Sinh viên ngành Quản trị Du lịch Lữ hành ra trường làm gì?
Theo Tổng Cục du lịch Việt Nam, mỗi năm ngành Du lịch Lữ hành cần khoảng 40.000 lao động. Trong khi đó, số lượng sinh viên chuyên ngành tốt nghiệp mỗi năm chỉ khoảng 15.000, và chỉ có hơn 12% trong số đó có trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên.
Điều này cho thấy, nhu cầu nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao của ngành này đang rất lớn. Đặc biệt là trong thời điểm “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, ngành Du lịch Lữ hành Việt Nam sẽ mở cửa lại toàn bộ từ ngày 15/03/2022.
Sinh viên ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí
- Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành có thể đảm nhận những vị trí công việc như sau:
- Hướng dẫn viên du lịch, thiết kế tour du lịch, điều hành công ty kinh doanh dịch vụ du lịch tại các công ty trong và ngoài nước.
- Chuyên viên phụ trách marketing, tiếp thị khách hàng, tổ chức sự kiện – triển lãm – hội nghị cho các công ty thuộc khối lưu trữ, lữ hành,…
- Chuyên viên làm việc tại Sở, Ban Ngành về Du lịch hoặc các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo.
- Chuyên viên giám sát, quản lý các bộ phận lễ tân khách sạn, sân bay, nhà hàng,…
Mặt bằng lương khởi điểm của nhân viên trong ngành này dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng tùy theo từng công việc. Đặc biệt, Du lịch Lữ hành là ngành nghề không giới hạn về mức thu nhập và có khả năng phát triển bản thân rất tốt.
>>> Xem thêm: Ngành quản trị lữ hành nên chọn học trường nào tốt?
Có nên học ngành Quản trị Du lịch Lữ hành tại thời điểm này?
Khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch, rất nhiều bạn trẻ dù yêu thích ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành nhưng vẫn không dám lựa chọn ngành học này vì sợ rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát, ngành Du lịch Lữ hành phục hồi, kéo theo đó là nhu cầu nhân lực ngày một tăng cao.
Theo ông Trần Anh Tuấn – Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực, nếu thời điểm này mới bắt đầu học thì các bạn sinh viên cần 3 – 4 năm nữa mới tốt nghiệp. Khi đó, dịch Covid-19 đã được kiểm soát hoàn toàn và dĩ nhiên, ngành du lịch cũng phục hồi. Cũng theo ông, việc chọn nghề phải có tầm nhìn dài hạn trong 5 năm, thậm chí là 10 năm tới. Phát triển du lịch là chiến lược phát triển kinh tế quốc gia nên chắc chắn thời gian tới, nhu cầu nhân lực của ngành này sẽ ngày càng cao.
Ông Trần Anh Tuấn cũng nhấn mạnh, định hướng phát triển của ngành này rất rộng, không chỉ dừng lại ở dẫn tour, hướng dẫn viên du lịch mà còn có quản trị nhân sự, quản lý nhà hàng khách sạn, thậm chí còn ứng dụng công nghệ để phát sinh nhiều nghề mới như reviewer, blogger du lịch,… Có thể nói, cơ hội việc làm ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành rất rộng mở, quan trọng nằm ở khả năng thích ứng và năng lực của mỗi người.
Đây là thời điểm tốt để các bạn học sinh lựa chọn ngành Quản trị Du lịch Lữ hành
Để có thể bắt kịp cơ hội việc làm ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành, bạn cần lựa chọn môi trường đào tạo uy tín cùng chương trình giảng dạy chất lượng, qua đó trang bị cho bản thân những kiến thức nền tảng và chuyên sâu trước khi bước vào thị trường việc làm. Hiện Đại học Yersin Đà Lạt là một trong những ngôi trường đào tạo ngành du lịch uy tín tại miền Trung – Tây Nguyên, với những cơ hội thực tập thực tế ngay từ năm 1 đại học. Nếu đam mê du lịch, muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch hay làm những công việc liên quan đến ngành này thì hãy nhanh tay đăng ký xét tuyển vào Đại học Yersin Đà Lạt vào kỳ tuyển sinh sắp tới nhé.
Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Yersin Đà Lạt:
- Hotline: 0911 66 20 22 – 0981 30 91 90
- Website: https://yersin.edu.vn
- Email: tuyensinh@yersin.edu.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity
- Địa chỉ: 27 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
>>> Có thể bạn quan tâm: Con gái có nên học Quản trị du lịch và lữ hành, Việc làm ngành Quản trị du lịch và lữ hành, Lương ngành Quản trị du lịch và lữ hành, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có dễ xin việc, Review ngành Quản trị du lịch và lữ hành, Điểm chuẩn ngành Quản trị du lịch và lữ hành, Quản trị du lịch và lữ hành ra làm gì