I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Tọa đàm Pháp ngữ nhằm tạo điều kiện cho đại diện các tổ chức Pháp ngữ, các doanh nghiệp có sử dụng tiếng Pháp, các trường có dạy tiếng Pháp và chính quyền địa phương cùng nhau thảo luận, tìm ra phương hướng để khôi phục và phát triển tiếng Pháp tại Lâm Đồng, làm tiền đề cho việc thành lập trung tâm Pháp ngữ của Đại học Yersin Đà Lạt. Đồng thời, tọa đàm này cũng góp phần gắn kết cộng đồng doanh nghiệp Pháp ngữ tại Lâm Đồng với Đại học Yersin Đà Lạt, mở rộng phạm vi hợp tác và liên kết dài hạn.
Các phòng, ban cần phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt công tác chuẩn bị, và công tác tổ chức để tạo ấn tượng tốt cho quan khách trong nước và quốc tế, góp phần thành công cho buổi tọa đàm.
II. NỘI DUNG
Buổi sáng: Phái đoàn đi thăm các trường dạy tiếng Pháp (trường Tiểu học Lê Quý Đôn, trường THPT Thăng Long và trường THCS Nguyễn Du).
Buổi chiều:
– Từ 13:30 – 14:00: Đón tiếp đại biểu
– Từ 14:00 – 16:00: Tọa đàm Pháp ngữ tại phòng H.37
– Từ 16:00 – 16:30: Nghỉ giải lao
– Từ 16:30 – 17:30: Giao lưu doanh nghiệp – sinh viên và nhà trường ký thỏa thuận khung với một số doanh nghiệp về liên kết đào tạo tại Hội trường N.2.
III. THÀNH PHẦN KHÁCH MỜI:
– Đại diện Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng;
– Đại diện Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Lâm Đồng;
– Đại diện Sở Ngoại vụ tỉnh Lâm Đồng;
– Đại diện Đại sứ quán Pháp;
– Đại diện Lãnh sự quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh;
– Đại diện OIF;
– Đại diện AUF;
– Đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Việt Nam;
– Đại diện các doanh nghiệp Pháp ngữ tại Đà Lạt và hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Lâm Đồng;
– Đại diện các trường có dạy tiếng Pháp tại Đà Lạt.
IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Ban Hợp tác quốc tế:
– Xin phép làm việc với người nước ngoài;
– Hợp đồng xe và đưa đón phái đoàn đến thăm và làm việc tại các đơn vị theo chương trình trong ngày.
– Phối hợp với Lãnh sự quán Pháp, Khoa Quản trị Kinh doanh, và Câu lạc bộ tiếng Pháp lên danh sách khách mời trong nước và quốc tế, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ tiếng Pháp hoặc các tiết mục mang sắc thái văn hóa địa phương.
2. Khoa Quản trị Kinh doanh:
– Liên hệ với các doanh nghiệp và chuẩn bị nội dung Thỏa thuận khung để ký;
– Treo băng – rôn và phông chữ cho phòng H.37 và Hội trường N2;
– Phối hợp với Ban Hợp tác quốc tế trong công tác chuẩn bị và tổ chức;
– Làm bảng tên đặt bàn trong tọa đàm;
– Thiết kế và điều phối nội dung buổi tọa đàm.
3. Các khoa:
– Tập trung sinh viên tham dự giao lưu với doanh nghiệp, có giáo viên chủ nhiệm quản lý và giữ trật tự.
4. Phòng Đào tạo:
– Xếp lịch học đến 4:00 để sinh viên có thể tham dự sinh hoạt giao lưu với doanh nghiệp.
5. Phòng Tổ chức – Hành chính:
– Gửi thư mời theo danh sách khách mời do Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế cung cấp;
– Mua và in bảng tên theo danh sách khách mời;
– Đặt khách sạn cho khách mời;
– Đặt nhà hàng mời phái đoàn cơm trưa;
– Kết hợp với Khoa Quản trị Kinh doanh chuẩn bị phòng H.37, hội trường N.2 và khu vực hội thảo, đảm bảo vệ sinh, trang trí và, nước uống cho đại biểu.
– Hướng dẫn nhóm sinh viên Câu lạc bộ tiếng Pháp đón tiếp đại biểu và phục vụ giải lao.
6. Phòng Quản trị vật tư:
– Sắp xếp bàn ghế, cây cảnh phòng H.37, hội trường N.2, và khu vực quanh H. 37 để phục vụ giải lao, khu vực xung quanh phòng tọa đàm;
– Treo băng – rôn, phông chữ cho phòng H.37 và Hội trường N2;
– Hướng dẫn khách đậu đỗ xe.
7. Trung tâm Thông tin-Truyền thông:
– Bảo đảm âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, chụp hình;
– Mời và cung cấp thông tin sự kiện cho báo chí và truyền hình;
– Đăng chương trình tọa đàm trên website của trường.