Kế hoạch Tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”
16/05/2017

 

       I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

       1. Mục đích

       Nhằm đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ Đoàn – Hội, đoàn viên, thanh niên, sinh viên toàn trường về truyền thống đấu tranh anh dũng của quân – dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và ý chí quyết tâm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

       Là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014).

       2.  Yêu cầu

       Ban Chấp hành Đoàn, Hội các Khoa, Chi đoàn cán bộ triển khai cuộc thi tới tất cả  Đoàn viên, thanh niên trong đơn vị mình.

       CLB Cảm tình Đảng phát động toàn bộ thành viên tham gia tích cực cuộc thi này và là nòng cốt trong việc tuyên truyền, phát động đoàn viên, thanh niên trong Trường tham gia cuộc thi.

       II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

       Là đoàn viên, thanh niên trong toàn trường.

       III. YÊU CẦU BÀI DỰ THI

       1. Nội dung cuộc thi: Chủ đề: “ÂM VANG ĐIỆN BIÊN”

       Các bạn đoàn viên, thanh niên trả lời 3 câu hỏi sau:

       Câu 1: Hãy cho biết bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?

       – Nêu vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

       Câu 2: Trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, quân và dân Lâm Đồng đã có những hoạt động phối hợp như thế nào?

       Câu 3: Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy tinh thần chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Theo bạn có bao nhiêu người tham gia cuộc thi này (Tại Lâm Đồng)?

       2. Thể lệ

       Bài dự thi sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt. Viết tay hoặc đánh máy, in trên giấy A4 (in một mặt), font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, đánh số trang theo thứ tự. Khuyến khích và không hạn chế việc sử dụng hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung bài dự thi. Khuyến khích bài dự thi viết tay. Tác phẩm dự thi phải là những bài chưa được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

       Bài dự thi cần ghi đầy đủ thông tin: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, địa chỉ email (nếu có), tên lớp, khoa, trường), số điện thoại của Trường ở trang đầu. Mỗi cá nhân hay tập thể chỉ được tham dự 01 bài dự thi.

       Những bài dự thi đạt giải cấp trường, bài dự thi hay và ý nghĩa sẽ được chọn tham gia cuộc thi cấp Tỉnh.

       3. Cơ cấu giải thưởng

       a. Giải thưởng cấp trường

       Căn cứ trên kết quả tham cuộc thi, Ban Thường vụ Đoàn trường sẽ trao:

       – 01 giải nhất:                    Giấy khen và tiền thưởng

       – 01 giải nhì:                      Giấy khen và tiền thưởng

       – 02 giải ba:                       Giấy khen và tiền thưởng

       – 05 giải khuyến khích:         Giấy khen và tiền thưởng

       Và 01 giải tập thể có nhiều bài dự thi chất lượng nhất: Giấy khen và tiền thưởng.

       b. Giải thưởng cấp Tỉnh

       – 01 giải nhất:                      2.000.000đ (Hai triệu đồng).

       – 02 giải nhì:                        1.500.000đ/giải (Một triệu năm trăm ngàn đồng/giải).

       – 03 giải ba:                         1.000.000đ/giải (Một triệu đồng/giải).

       – 14 giải khuyến khích:           500.000đ/giải (Năm trăm ngàn đồng/giải).

       – Giải nhất tập thể trị giá:       3.000.000 (Ba triệu đồng).

       Các tác giả đạt giải, ngoài giải thưởng sẽ được tặng Bằng chứng nhận của Ban tổ chức. Giải tập thể là giải có nhiều bài dự thi chất lượng cao.

       4. Cách chấm điểm và nguyên tắc chấm điểm

       a. Cách chấm điểm

       Tổng số điểm là 100 điểm

       – Câu 1 (35 điểm): Trả lời đúng đáp án được 30đ; có mở rộng nội dung được 5đ.

       – Câu 2 (20 điểm): Trả lời đúng đáp án được 15đ; có mở rộng nội dung được 5đ.

       – Câu 3 (30 điểm): Trả lời ngắn gọn, súc tích, có bố cục rõ ràng, đúng nội dung yêu cầu (viết không quá 1000 từ).

       – Điểm trình bày, minh họa (10 điểm): Hình thức trình bày đẹp, sử dụng hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung bài thi.

       – Bài dự thi viết tay (5 điểm): Phải đảm bảo tiêu chí sạch, đẹp, rõ ràng.

       b. Nguyên tắc chấm điểm

       Trường hợp các bài thi có số điểm bằng nhau, Ban Giám khảo sẽ lấy số điểm phần mở rộng, hình ảnh tư liệu minh họa và trình bày để làm căn cứ xếp loại.

       IV. THỜI HẠN VÀ NƠI NHẬN BÀI DỰ THI

       – Thời hạn: Hạn chót nộp bài dự thi là ngày 20/2/2013.

       – Địa điểm:  Văn phòng Đoàn trường Đại học Yersin Đà Lạt (Phòng A1).

(Hoặc nộp trực tiếp cho Đồng chí Trần Võ Di Linh – Cán bộ chuyên trách. Số điện thoại: 0975.915.115)

       V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

       – BTV Đoàn trường gửi thông báo đến BCH Đoàn các Khoa và Chi đoàn Cán bộ.

       – BCH Đoàn các Khoa, Chi đoàn cán bộ và CLB Cảm tình Đảng triển khai kế hoạch, vận động đoàn viên thanh niên tích cực tham gia cuộc thi.

Trà My
Phòng tuyển sinh - Truyền thông trường Đại học Yersin Đà Lạt.
27 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Tp. Đà Lạt
0911 66 20 22 - 0981 30 91 90

Tin tức liên quan