Dự án KT Landmark Tower tại thành phố Seoul, Hàn Quốc vừa được hoàn thành trong một cuộc thi thiết kế bởi nhóm gồm hai công ty kiến trúc nổi tiếng là Studio Daniel Libeskind và G.Lab cho chủ đầu tư là tập đoàn KT. Dự án này được chủ trì bởi hai kiến trúc sư là Carla Swickerath (Studio Daniel Libeskind) và Chuloh Jung (G.Lab) với diện tích dự án là 169.784 m2.
Ý tưởng thiết kế
1. Điểm nhấn
Cánh cửa để biểu tượng cho tầm nhin của toàn thể công trình KT như một điểm nhấn.
2. Mở – “Dòng chảy”
Cánh cửa để mở ra đến cộng đồng.
Cánh cửa để chào đón việc ghé thăm thông qua “dòng chảy” của thành phố.
3. Giao tiếp thông tin
Cánh cửa để chia sẻ và giao tiếp với khách hàng.
4. Lịch sử
Cánh cửa để phục hồi giá trị lịch sử và văn hóa của trục đường Sejong-Ro.
Thiết kế phản ánh lên được tầm nhìn của KT như là một tòa tháp điểm nhấn và là tinh thần phóng khoáng của các nhân viên, khách hàng và khách của tập đoàn KT, những người sẽ sử dụng công trình này. Từ bên ngoài, hình dáng công trình nhấn mạnh một cách rõ ràng hình ảnh tượng trưng của tập đoàn KT bằng cách đưa vào các yếu tố của nghệ thuật, văn hóa, tự nhiên, môi trường và công nghệ. Vẻ bên ngoài của các tòa tháp và thiết kế mặt đứng của chúng đã hình thành nên một sự chuyển tiếp độc đáo giữa lãnh sự quán Mỹ và tòa tháp Kyobo kế cạnh với một hình dáng năng động của nhiều tòa tháp riêng biệt. Sự chuyển dịch về không gian đã làm mở rộng không gian cộng đồng mở và sự kết nối từ khu mua sắm Gwanghwamoon đến trục đường Joonghak và đồng thời mang lại một kết nối chặt chẽ và ba chiều từ khu mua sắm Gwanghwamoon đến tòa tháp Cheongjin xuyên qua khu mua sắm của tháp KT, không gian thông tầng và khu vực ngoài trời. Cuối cùng, các tòa tháp sẽ trở thành trung tâm nơi làm tôn lên tinh thần công nghệ của tập đoàn KT và mang lại cảm nhận về lịch sử và văn hóa của khu vực Sejong-Ro đến cộng đồng.
Chiến lược phân bố không gian chức năng
Trục lịch sử và văn hóa / trục đường biểu tượng quốc gia: bằng cách gióng thẳng mặt đứng với Lãnh sự quán Mỹ và tòa tháp Kyobo kế bên, tòa tháp KT không chỉ kiến tạo nên một sự nhận dạng mạnh mẽ mà còn là không gian đệm.
Trục đường hướng đến người đi bộ: bằng cách giảm thiểu lượng xe cộ lưu thông, khu đất sẽ được bao bọc bởi các con đường thân thiện với thiên nhiên và hướng đến người đi bộ với các dịch vụ thương mại, nghệ thuật và văn hóa.
Mở rộng không gian cộng đồng và sự kết nối đến các khu vực xanh: khu mua sắm KT ngay tại phía trước công trình cùng với lối đi bộ dưới mặt đất sẽ mang lại hành lang công cộng cho khu vực Cheongjin thông qua sảnh thông tầng và khu vực ngoài trời được nâng cao.
Các góc nhìn và trục cảnh quan đa dạng: với các hình khối phân mảnh, các trục cảnh quan được hình thành tại các tầng khác nhau đến các hướng đa dạng.
TRẦN QUỐC TUẤN