Chương trình Sáng tạo Kỹ thuật số
Website
Thực hiện bởi Nicolas Leymonerie
Version 1.0 – 29/8/2012
Mục lục
Mục lục. 2
Trang giới thiệu. 3
Giới thiệu. 4
Nội dung chương trình. 5
Đăng ký. 6
Mô-đun Thiết kế Game. 8
Mô-đun Phát triển Sáng tạo. 11
Mô-đun Thực hiện Dự án. 13
Mô-đun Lập trình Ứng dụng. 15
Mô-đun Đồ họa Vi tính. 17
Trang giới thiệu
– Giới thiệu
– Nội dung chương trình
+ Thiết kế Game
Phương pháp Đào tạo
Chương trình
+ Phát triển Sáng tạo
Phương pháp Đào tạo
Chương trình
+ Lập trình Ứng dụng
Phương pháp Đào tạo
Chương trình
+ Đồ họa Vi tính
Phương pháp Đào tạo
Chương trình
+ Thực hiện Dự án
Phương pháp Đào tạo
Chương trình
– Đăng ký
– Tuyển chọn học viên
– Liên hệ
Giới thiệu
Trang chủ / Cơ cấu Tổ chức / Trung tâm / Trung tâm Đào tạo Thường xuyên (FOLIT) / STKTS / Giới thiệu |
|
– Nội dung chương trình – Đăng ký – Liên hệ |
Mục tiêu Đào tạo Sáng tạo Kỹ thuật số – Chương trình nhằm đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực sáng tạo kỹ thuật số. Chương trình này đặc biệt hướng tới ngành công nghiệp game còn non trẻ nhưng có xu hướng phát triển mạnh tại Việt Nam trong đó nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản ngày càng quan trọng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường quốc tế. – Chương trình đề cập tới việc thực hiện các ứng dụng kỹ thuật số và videogame như những sản phẩm văn hóa, giáo dục thể hiện sự phát triển của người sử dụng, phù hợp với quy tắc đạo đức, xã hội cũng như chính sách phát triển của Việt nam về dòng sản phẩm này (không khuyến khích bạo lực, cờ bạc hoặc bất cứ hành vi nào trái với quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). – Trong chương trình này, học viên sẽ được trang bị kiến thức tổng quan thông qua các giờ lý thuyết và thực hành trên các phần mềm lập trình và đồ họa máy tính và rèn luyện các kỹ năng cần thiết như tính sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm… để sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực sáng tạo kỹ thuật số. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo còn chú trọng đến việc xây dựng thái độ tích cực, khả năng tự chủ, quyết đoán, có trách nhiệm trong công việc, giúp học viên tự tin khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và quốc tế hóa. Ngoài ra, học viên có thể tự phát triển trọn vẹn một hoặc nhiều ứng dụng yêu thích và có khả năng kiểm soát, điều hành hoạt động chung của nhóm, đội trong vai trò lập trình viên hay họa sĩ thiết kế.
|
Nội dung chương trình
Trang chủ / Cơ cấu Tổ chức / Trung tâm / Trung tâm Đào tạo Thường xuyên (FOLIT) / STKTS / Thong Tin Nganh Dao Tao |
|||||||||||||||||||||||||
– Mô-đun Thiết kế Game – Mô-đun Phát triển Sáng tạo – Mô-đun Lập trình Ứng dụng – Mô-đun Đồ họa Vi tính – Mô-đun Thực hiện Dự án
|
Trong thời gian đào tạo, học viên được trang bị kiến thức về Thiết kế Game, Phát triển Sáng tạo, Lập trình Ứng dụng, Đồ họa Vi tính và Thực hiện Dự án.
Trước tiên, học viên sẽ được trang bị phương pháp thiết kế những ứng dụng kỹ thuật số hữu ích và thú vị đối với người sử dụng. Bên cạnh đó, các phương pháp sáng tạo được đề cập tới giúp học viên dễ dàng tạo ra các sản phẩm ban đầu. Kiến thức về lập trình ứng dụng và đồ họa vi tính sẽ giúp học viên hiểu được các bước thực hiện của quá trình sản xuất một sản phẩm và sau đó, học viên có thể áp dụng để phát triển những sản phẩm của riêng mình. Kết thúc chương trình, học viên được yêu cầu thực hiện đề án theo nhóm trong đó có sự phối hợp giữa các vị trí khác nhau để thực hiện một ứng dụng hoàn thiện, tương tự như điều kiện làm việc tại các doanh nghiệp.
–
|
Đăng ký
Trang chủ / Cơ cấu Tổ chức / Trung tâm / Trung tâm Đào tạo Thường xuyên (FOLIT) / STKTS / Dang Ky |
Đăng ký Đăng ký tại website: http://stkts.ph-enix.com/registration_form.php Đăng ký tại trường: Trung tâm Đào tạo thường xuyên (FOLIT) Trường Đại học Yersin Đà Lạt 1 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Đà Lạt Điện thoại: 0633 552 111 ext 1016 0633 521 771
Liên hệ Quản lý đào tạo: stkts@ph-enix.com Ngày đăng ký cuối cùng: 15 Tháng 10, 2012
Thông tin về chương trình đào tạo a) Chương trình đào tạo thường xuyên – Thời lượng : 252 giờ – Học phí: 6.500.000 VND Không có 1 mô-đun tùy chọn: 5 900 000 VND Không có 2 mô-đun tùy chọn: 5 500 000 VND – Ngày bắt đầu: Tháng 10 2012 – Ngày kết thúc: Tháng 3 2012
b) Chương trình đạo tạo cấp tốc – Thời lượng: 160 giờ (+ 92 giờ tự học) – Học phí: 5.000.000 VND Không có 1 mô-đun tùy chọn: 4.500.000 VND Không có 2 mô-đun tùy chọn: 4.200.000 VND – Thời gian: 1 tháng
Điều kiện dự tuyển: – Học viên thành thạo máy vi tính và phần mềm. – Học viên có khả năng nghe hiểu tiếng Anh tốt. – Học viên có bằng tốt nghiệp PTTH hoặc chương trình tương ứng. – Học viên cần thể hiện sự quan tâm nghiêm túc tới ngành sáng tạo kỹ thuật số thông qua sở thích, kiến thức cũng như các hoạt động khác. |
Mô-đun Thiết kế Game
Trang chủ / Cơ cấu Tổ chức / Trung tâm / Trung tâm Đào tạo Thường xuyên (FOLIT) / STKTS / Thiết kế Game |
Mô tả – Thiết kế Game là công việc mô tả chi tiết các khái niệm, ý tưởng, nội dung của game dựa trên những yếu tố đa dạng như thị trường, thiết bị, kỹ thuật…. Ngoài ra, Thiết kế Game còn bao gồm việc theo dõi, giám sát quá trình thực hiện sản phẩm trong suốt thời gian sản xuất videogame. Kiến thức – Trang bị và đào tạo hệ thống kiến thức tổng quan về ngành thiết kế Game. – Tìm hiểu và vận dụng các phương pháp tìm kiếm và mô tả khái niệm, nội dung game, các góc nhìn trong thiết kế game. – Trang bị hiểu biết về thị trường (hiện trạng thực tế, cơ hội, thách thức…), các thiết bị điện tử, công nghệ mới và tất cả yếu tố liên quan đến việc sáng tạo một ứng dụng kỹ thuật số có tính tương tác cao. Kỹ năng – Sử dụng thành thạo phần mềm Unity để thực hiện các ứng dụng tương tác. – Có khả năng viết tài liệu cụ thể liên quan tới nội dung game, đề cương game, tài liệu thiết kế game, câu chuyện… – Tổ chức hoạt động sáng tạo, phát triển trò chơi theo nhóm, đội. Thái độ – Độc lập, tỉ mỉ, nghiêm túc, có khả năng thể hiện ý tưởng, khả năng giao tiếp, tự tin khi làm việc với các đối tác nước ngoài. Thời lượng – 92 giờ bao gồm 34 giờ Lý thuyết, 52 giờ Thực hành và 6 giờ Kiểm tra Phương pháp đào tạo – Nội dung môn học được trình bày trên bảng viết hoặc trên bảng chiếu (khi sử dụng máy chiếu) trong phòng học – Học viên được yêu cầu thực hiện một số bài tập theo nhóm từ 2, 3 đến 5 người. – Trong các tiết thực hành, giáo viên có thể sử dụng máy chiếu để hướng dẫn học viên, học viên tự thực hành lại trên máy tính của mình – Việc sử dụng tiếng Anh được khuyến khích nhằm giúp học viên tự tin hơn khi làm việc trong môi trường quốc tế nơi mọi thông tin được trao đổi bằng tiếng Anh. Cho phép sử dụng từ điển Việt- Anh trong khi quá trình học và thi cử. – Việc sử dụng sổ tay, vở viết được khuyến khích để ghi chép lại ý tưởng hoặc vẽ nội dung cần thiết. – Trong các tiết thực hành, giáo viên đóng vai trò đối tác nước ngoài, đưa ra những hướng dẫn và yêu cầu nhằm tạo ra một sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, học viên là những nhóm sản xuất cần phải đạt được mục tiêu đề ra. Chương trình Chương 1: Giới thiệu Chương trình – Giới thiệu chương trình Thiết kế Game – Giới thiệu các Kỹ thuật sử dụng trong chương trình đào tạo – Giới thiệu công việc Thiết kế Game – Giới thiệu công việc và quy trình làm việc trong phát triển game – Phân tích game và phương pháp thực hiện Chương 2: Nội dung Game – Phương pháp viết nội dung Game từ ý tưởng – Sáng tạo nội dung game Chương 3: Đề cương Game Phương pháp viết Đề cương Game Thông tin về platforms và phân tích thị trường Thực hiện Đề cương Game Chương 4: Thiết kế nhân vật & thiết kế màn chơi Thiết kế nhân vật Thiết kế màn chơi – Chương 5: Phương pháp thiết kế Phương pháp thiết kế videogame Chương 6: Phương pháp kể chuyện Phương pháp kể chuyện Chương 7: Tài liệu Thiết kế Game Phương pháp viết tài liệu thiết kế game Retro Engineering của một game Viết tài liệu thiết kế game Chương 8: Xây dựng game Tìm hiểu phần mềm Unity Hướng dẫn sử dụng Unity Chương 9: Đảm bảo chất lượng Phương pháp thử nghiệm trò chơi Thử nghiệm bằng cách sử dụng Unity
|
Mô-đun Phát triển Sáng tạo
Trang chủ / Cơ cấu Tổ chức / Trung tâm / Trung tâm Đào tạo Thường xuyên (FOLIT) / STKTS / Phát triển Sáng tạo |
Mô tả – Mô đun này đề cập tới các phương pháp hỗ trợ sự sáng tạo và khơi dậy nguồn cảm hứng dồi dào, kích thích trí tưởng tượng của học viên. Bên cạnh đó, Mô-đun này cung cấp và bổ sung kiến thức của học viên về các nền văn hóa trên thế giới, giúp họ trang bị đầy đủ kiến thức và sự tự tin khi làm việc trong môi trường quốc tế. Kiến thức – Trang bị kiến thức, chủ đề từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. – Trang bị các phương pháp kích thích sự sáng tạo – Trang bị kỹ năng kể chuyện lôi cuốn, có nội dung Kỹ năng – Có khả năng tạo ra các chủ đề mới từ các câu chuyện nước ngoài phong phú – Có khả năng thảo luận về văn hóa của các thị trường quốc tế hoặc các đối tác Thái độ – Say mê tìm hiểu, kích thích trí tưởng tượng và nâng cao khả năng sáng tạo Thời lượng – 32 giờ bao gồm 9 giờ Lý thuyết, 19 giờ Thực hành và 4 giờ Kiểm tra Phương pháp đào tạo – Nội dung môn học được trình bày trên bảng viết hoặc trên bảng chiếu (khi sử dụng máy chiếu) trong phòng học. – Học viên được yêu cầu thực hiện một số bài tập theo nhóm từ 2, 3 đến 5 người. – Trong các tiết thực hành, giáo viên có thể sử dụng máy chiếu để hướng dẫn học viên sau đó học viên tự thực hành trên máy vi tính của mình. – Việc sử dụng tiếng Anh được khuyến khích nhằm giúp học viên tự tin hơn khi làm việc trong môi trường quốc tế nơi mọi thông tin được trao đổi bằng tiếng Anh. Cho phép sử dụng từ điển Việt- Anh trong khi quá trình học và thi cử. – Việc sử dụng sổ tay được khuyến khích để ghi chép lại ý tưởng hoặc vẽ nội dung cần thiết. – Trong các tiết thực hành, giáo viên đóng vai trò đối tác nước ngoài, đưa ra những hướng dẫn và yêu cầu nhằm tạo ra một sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, học viên là những nhóm sản xuất cần phải đạt được mục tiêu đề ra. Chương trình – Chương 1: Giới thiệu Chương trình Giới thiệu chương trình Phát triển Sáng tạo Khái niệm sáng tạo Brainstorming – Chương 2: Biểu tượng – Ý nghĩa của những biểu tượng – Dã ngoại – Chương 3: Phương pháp kể chuyện – Phương pháp kể chuyện – Chương 4: Phương pháp Sáng tạo – Phương pháp viết nội dung – Sáng tạo nội dung – Dã ngoại – Sáng tạo nhân vật – Chương 5: Kiến thức chung – Tìm kiếm thông tin
|
Mô-đun Thực hiện Dự án
Trang chủ / Cơ cấu Tổ chức / Trung tâm / Trung tâm Đào tạo Thường xuyên (FOLIT) / STKTS / Thực hiện Dự án |
Mô tả – Mô-đun này liên quan trực tiếp đến việc thực hiện và phát triển ứng dụng tương tác thông qua các bài tập nhóm hoặc các đề án theo yêu cầu của giảng viên. Mục tiêu đào tạo của Mô-đun này nhằm hướng dẫn chi tiết học viên các giai đoạn của một dự án game (từ khi bắt đầu tới khi kết thúc). Với Mô-đun này, học viên có cơ hội được trải nghiệm các hoạt động sản xuất game quy mô nhỏ. Kiến thức – Trang bị kinh nghiệm thực tế từ một dự án trò chơi. – Kỹ năng làm việc trong một bối cảnh chuyên nghiệp để hoàn thành hiệu quả mục tiêu đề ra. Kỹ năng – Có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm Unity để tạo ra các ứng dụng tương tác – Có khả năng viết tài liệu cụ thể liên quan tới nội dung game, đề cương game, tài liệu thiết kế game, câu chuyện… – Có khả năng tổ chức hoạt động sáng tạo, phát triển trò chơi theo nhóm, đội. – Có khả năng làm việc bằng tiếng Anh. Thái độ – Làm việc nghiêm túc, có tổ chức, có trách nhiệm cao, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng ra quyết định, tự tin làm việc trong môi trường quốc tế và chuyên nghiệp. Thời lượng – 64 giờ bao gồm 15 giờ Lý thuyết, 45 giờ Thực hành và 4 giờ Kiểm tra Phương pháp đào tạo – Nội dung môn học được trình bày trên bảng viết hoặc trên bảng chiếu (khi sử dụng máy chiếu) trong phòng học. – Học viên được yêu cầu thực hiện một số bài tập theo nhóm từ 2, 3 đến 5 người. – Trong các tiết thực hành, giáo viên có thể sử dụng máy chiếu để hướng dẫn học viên, sau đó học viên tự thực hành trên máy vi tính của mình. – Việc sử dụng tiếng Anh được khuyến khích nhằm giúp học viên tự tin hơn khi làm việc trong môi trường quốc tế nơi mọi thông tin được trao đổi bằng tiếng Anh. Cho phép sử dụng từ điển Việt- Anh trong khi quá trình học và thi cử. – Việc sử dụng giấy viết được khuyến khích để ghi chép lại ý tưởng hoặc vẽ nội dung cần thiết. – Trong các tiết thực hành, giáo viên đóng vai trò đối tác nước ngoài, đưa ra những hướng dẫn và yêu cầu nhằm tạo ra một sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, học viên là những nhóm sản xuất cần phải đạt được mục tiêu đề ra. Chương trình – Chương: Phát triển Game – Thiết kế nội dung game – Phát triển nội dung game – Lập trình game – Thực hiện đồ họa cho game |
Mô-đun Lập trình Ứng dụng
Trang chủ / Cơ cấu Tổ chức / Trung tâm / Trung tâm Đào tạo Thường xuyên (FOLIT) / STKTS / Lập trình Ứng dụng |
Mô tả – Cung cấp kiến thức cơ bản về lập trình và các bước lập trình những trò chơi đơn giản. Kiến thức – Trang bị và đào tạo kiến thức về kỹ thuật lập trình, kỹ thuật thực hiện trên các platform khác nhau như điện thoại di động, máy tính, internet. – Trang bị ngôn ngữ lập trình javascript – Đào tạo về hệ thống Unity – Trang bị kiến thức về các khía cạnh của lập trình game Kỹ năng – Có khả năng chạy chương trình ứng dụng trong Javascript – Có khả năng viết script trên phần mềm Unity – Trang bị kỹ năng giao tiếp hiệu quả với các lập trình viên Thái độ – Ý thức tìm tòi phân tích, tỉ mỉ, chủ động, linh hoạt Thời lượng – 32 giờ bao gồm 11 giờ lý thuyết, 17 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra Phương pháp đào tạo – Nội dung môn học được trình bày trên bảng viết hoặc trên bảng chiếu (khi sử dụng máy chiếu) trong phòng học. – Học viên được yêu cầu thực hiện một số bài tập theo nhóm từ 2, 3 đến 5 người. – Trong các tiết thực hành, giáo viên có thể sử dụng máy chiếu để hướng dẫn học viên sau đó học viên tự thực hành trên máy vi tính của mình. Chương trình – Chương 1: Giới thiệu chương trình – Giới thiệu chương trình Lập trình Ứng dụng – Khái niệm ngôn ngữ lập trình – Giới thiệu và ví dụ về ngôn ngữ lập trình và dòng mã – Chương 2: Algorithm cơ bản – Cách viết algorithm – Chương 3: Ngôn ngữ lập trình Javascript – Javascript – Phương pháp viết game bằng Javascript – Chương 4: Unity Scripts – Phương pháp áp dụng scripts vào game – Tạo scripts với Unity – Chương 5: Unity Scripts nâng cao – Tạo scripts nâng cao với Unity |
Mô-đun Đồ họa Vi tính
Trang chủ / Cơ cấu Tổ chức / Trung tâm / Trung tâm Đào tạo Thường xuyên (FOLIT) / STKTS / Đồ họa Vi tính |
Mô tả – Trang bị kiến thức cơ bản trong việc thực hiện nội dung trực quan cho ứng dụng kỹ thuật số, đặc biệt là nội dung 3D. Kiến thức – Trang bị và đào tạo các phương pháp vẽ cơ bản – Trang bị các kỹ năng nhận biết hình ảnh tốt (tỷ lệ, quan điểm, góc nhìn…) – Trang bị và đào tạo phần mềm xử lý ảnh Photoshop, phần mềm 3D và 3DSMax Kỹ năng – Trang bị kỹ năng vẽ tổng quan về môi trường, nhân vật, vật thể 3D, cảnh quan,hoạt hình 3D, – Có khả năng giao tiếp hiệu quả Thái độ – Sáng tạo linh hoạt, có xu hướng nghệ thuật Thời lượng – 32 giờ bao gồm 15 giờ lý thuyết, 13 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra Phương pháp đào tạo – Nội dung môn học được trình bày trên bảng viết hoặc trên bảng chiếu (khi sử dụng máy chiếu) trong phòng học. – Học viên được yêu cầu thực hiện một số bài tập theo nhóm từ 2, 3 đến 5 người. – Trong các tiết thực hành, giáo viên có thể sử dụng máy chiếu để hướng dẫn học viên sau đó học viên tự thực hành trên máy vi tính của mình. Chương trình – Chương 1: Giới thiệu chương trình – Giới thiệu chương trình Đồ họa Vi tính – Lịch sử nghệ thuật – Minh họa nghệ thuật kỹ thuật số thông qua: phim ảnh, videogame, quảng cáo … – Chương 2: Vẽ cơ bản – Phương pháp vẽ hình khối và vật thể – Tiết học về tỷ lệ và góc nhìn – Chương 3: Vẽ cảnh quan – Khái niệm kiến trúc – Chương 4: Vẽ nhân vật – Thiết kế nhân vật – Chương 5: Phần mềm 3D cơ bản – Đồ họa 3D – Sáng tạo vật thể 3D – Chương 6: Vật thể 3D – Khuôn hình – Chất liệu – Rendering – Hoạt họa – Chương 7: Nhân vật 3D – Khuôn hình và chất liệu nhân vật 3D – Nhân vật hoạt họa – Chương 8: Cảnh quan 3D – Mô hình và chất liệu cảnh quan 3D – Chương 9: Giao diện Đồ họa Người sử dụng – Phương pháp tạo giao diện đồ họa người sử dụng – Sáng tạo giao diện đồ họa người sử dụng |