Trong nền kinh tế mở giàu tính cạnh tranh như hiện nay, nhu cầu khẳng định vị trí, quảng bá thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp, tổ chức ngày càng tăng khiến cho các công việc gắn với Quan hệ công chúng (PR) được đẩy mạnh tối đa. Đây được xem là mảnh đất “màu mỡ” dành cho các bạn có niềm đam mê sáng tạo, khả năng giao tiếp tốt và không ngại thử thách phát triển tương lai. Trước khi chọn học, thí sinh cần hiểu được sự khác nhau giữa ngành PR và quảng cáo để từ đó, mỗi bạn xác định được hướng phát triển phù hợp với bản thân. Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
1- Khái niệm ngành PR và Quảng cáo được hiểu như thế nào là đúng?
Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa ngành PR và Quảng cáo, đầu tiên bạn cần tìm hiểu rõ hơn về khái niệm của hai ngành học này. Rất nhiều người hay nhầm lẫn hai khái niệm PR và quảng cáo là một, tuy nhiên thực tế thì chúng là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Có thể hiểu đơn giản rằng:
Quảng cáo là bạn chi trả tiền để tạo ra những video, hình ảnh, biểu ngữ sao cho bắt mắt, thu hút và đặt nó ở những nơi có khách hàng để họ biết về bạn. Nói cách khác, quảng cáo chính là việc doanh nghiệp tự nói về doanh nghiệp.
Ngược lại, PR lại là việc để một bên thứ ba nào đó nói về bạn. Điều này, không cần phải nói, dĩ nhiên sẽ mang tính khách quan hơn. Chính vì thế PR sẽ tiết kiệm chi phí và làm cho khách hàng tin tưởng vào sản phẩm, thương hiệu của bạn hơn.
Sự khác biệt giữa ngành PR và Quảng cáo
Ngoài ra, PR còn bao hàm tất cả các công việc liên quan đến mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan như nhân viên, báo chí, cổ đông… Tuy thầm lặng nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy sự khác biệt giữa ngành PR và Quảng cáo như thế nào.
2- Sự khác biệt giữa ngành PR và Quảng cáo còn thể hiện qua những yếu tố nào?
Chương trình học của ngành PR và Quảng cáo
Giữa ngành PR và Quảng cáo tuy có nhiều sự tương đồng về các môn học nền tảng, một số vị trí công việc nhưng đây vẫn là hai ngành học có nhiều kiến thức chuyên sâu khác biệt.
Đối với ngành Quảng cáo, sinh viên được tiếp cận các chiến lược quảng bá sản phẩm, học tập nhiều kỹ năng nghiệp vụ như: kỹ năng truyền tải thông điệp, kỹ năng tiếp thị hiệu quả, các kỹ năng liên quan đến thiết kế, quản trị quảng cáo.
Chương trình học của ngành PR và Quảng cáo
Còn đối với ngành PR, các bạn sẽ được trang bị các kiến thức tổng quan về truyền thông, mạng xã hội và truyền thông tương tác, hiểu rõ chức năng và vai trò của báo chí đối với xã hội, hiểu các quy trình hoạt động và sáng tạo truyền thông nhằm phục vụ cho PR. Người học có tư duy, phương pháp tác nghiệp của các loại hình trong báo chí như phỏng vấn, phóng sự, viết tin…
Các hoạt động chính của ngành
Bên cạnh chương trình học, bạn còn có thể tìm thấy sự khác biệt giữa ngành PR và Quảng cáo dựa trên các hoạt động chính của hai ngành học này. Cụ thể như:
Ngành PR bao gồm các hoạt động chính:
- Thông cáo báo chí
- Sự kiện kinh doanh
- Tổ chức các buổi talkshow
- Quan hệ truyền thông
- Tài trợ và hợp tác trong các sự kiện lớn, nhỏ
Các hoạt động chính của ngành PR
Còn các hoạt động chính của ngành Quảng cáo sẽ bao gồm:
- Quảng cáo trên truyền hình, radio
- Quảng cáo trên Social Media
- Chiến dịch quảng cáo Email
- Các biển hiệu quảng cáo ngoài trời (banner)
Vị trí nghề nghiệp sau khi ra trường
Ngoài những điểm khác biệt về kiến thức chuyên ngành hay hoạt động chính, các bạn còn có thể phân biệt sự khác nhau giữa ngành PR và Quảng cáo thông qua vị trí nghề nghiệp của chúng. Điển hình như cử nhân ngành Quảng cáo có thể đảm nhận các công việc như: Chuyên viên tại các công ty truyền thông, điều hành quảng cáo, điều phối, quản lý các chiến dịch quảng cáo. Nhân sự làm việc trong lĩnh vực Quảng cáo thường xuyên được tiếp xúc, làm việc cùng đội ngũ sáng tạo như đạo diễn hình ảnh, copywriter, chuyên viên thiết kế đồ họa, diễn viên lồng tiếng…
Cử nhân ngành Quảng cáo có thể đảm nhận các công việc đa dạng
Còn đối với các bạn cử nhân ngành Quan hệ công chúng có thể đảm nhận các công việc: Phóng viên, biên tập viên báo chí, phát thanh, truyền hình và các kênh truyền thông; Xây dựng các chiến lược thành công trong kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp… Có thế nhận thấy, nhân sự trong lĩnh vực PR lại thường xuyên làm việc với báo chí, chính quyền, đối tác…
Sinh viên ngành PR sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc
Tuy có sự khác biệt về chuyên môn nhưng nhìn chung, cả hai ngành đều đòi hỏi khả năng sáng tạo, những ý tưởng độc đáo trong công việc. Vì thế, các bạn có thể lựa chọn công việc phù hợp với tố chất của mình.
Trong bối cảnh cạnh tranh của các doanh nghiệp, cử nhân tốt nghiệp ngành Quảng cáo và Quan hệ công chúng luôn có nhiều cơ hội làm việc tại nhiều vị trí khác nhau. Vì vậy, các bạn thí sinh cũng nên tìm hiểu rõ sự khác biệt giữa ngành PR và Quan hệ công chúng để có thể phát huy khả năng, trở thành nguồn nhân lực được “săn đón” trong tương lai nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại, các bạn hãy nhanh chóng liên hệ theo các thông tin dưới đây để được tư vấn tận tình nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ngành quan hệ công chúng – ngành học hot lương cao, nên học trường nào
Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Yersin Đà Lạt:
Hotline: 0911 66 20 22 – 0981 30 91 90
Website: https://yersin.edu.vn
Email: tuyensinh@yersin.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity
Địa chỉ: 27 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng