Những sự thật về ngành Tài chính – Ngân hàng mà bạn cần biết
16/05/2022

 

Từ lâu, Tài chính – Ngân hàng đã được xem là ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và trở thành ngành học được nhiều thí sinh quan tâm trong mỗi kỳ xét tuyển đại học. Tuy nhiên, trước những thông tin hướng nghiệp trong thời gian qua, không ít bạn trẻ vẫn còn thắc mắc không biết có nên học ngành Tài chính – Ngân hàng hay không. Nếu bạn yêu thích ngành học này và có cùng thắc mắc trên thì không thể bỏ qua bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những sự thật về ngành Tài chính – Ngân hàng để bạn có thêm vững tin khi quyết định gắn bó với ngành học này. 

1- Học Tài chính – Ngân hàng ra trường chỉ làm việc ở ngân hàng?

Rất nhiều người nghĩ rằng, sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng sau khi tốt nghiệp chỉ có thể làm việc tại ngân hàng. Sự thật về ngành Tài chính – Ngân hàng không phải vậy. Đây là ngành học rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ và chuyên biệt hơn như ngân hàng, tài chính thuế, tài chính quốc tế, tài chính bảo hiểm, tài chính doanh nghiệp…

Chính vì vậy sau khi học xong, sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước ở nhiều mảng khác nhau như: ngân hàng, chứng khoán, kiểm toán, định chế tài chính và đầu tư. 

Sự thật về ngành Tài chính - Ngân hàng

Cơ hội việc làm ngành Tài chính – Ngân hàng vô cùng rộng mở

2- Nhà tuyển dụng của bạn là ai?

Tùy theo tính chất và cơ cấu việc làm khác nhau mà các nhà tuyển dụng trong ngành Tài chính – Ngân hàng của bạn sẽ gồm những đơn vị sau:

  • Ngân hàng thương mại (Commercial Bank): Điều phối dòng tiền thông qua các hoạt động huy động và cho vay vốn tới những cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. 

  • Ngân hàng đầu tư (Investment Bank): Tư vấn việc mua bán cổ phiếu và trái phiếu cho các tổ chức

  • Quỹ đầu tư (Hedge Funds/Asset Management): Quản lý các khoản đầu tư của các cá nhân và tổ chức.

  • Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (Real Estate Investment Trust – REIT): Tư vấn đầu tư các dự án mua chứng chỉ quỹ chứng chỉ quỹ phát hành thay vì mua nhà đất trực tiếp.

  • Quỹ đầu tư cá nhân (Private Equity – PE): Sở hữu và tái cơ cấu doanh nghiệp.

  • Bộ phận tài chính của các tập đoàn (Corporate Finance): Phụ trách mọi vấn đề liên quan đến tài chính của các công ty, tập đoàn.

  • Công ty bảo hiểm (Insurance Company): Quản lý dòng tiền của khách hàng chi trả khi tham gia vào các chương trình bảo hiểm. Sau đó dùng số tiền ấy đầu tư, mang lại lợi nhuận cao và quay vòng vốn để chi trả cho những rủi ro của khách hàng. 

>>> Xem thêm: Tài chính ngân hàng gồm những chuyên ngành nào

3- Sự thật về ngành Tài chính – Ngân hàng – Chỉ cần có bằng đại học để có một công việc tốt?

Đây cũng là suy nghĩ sai lầm của nhiều bạn sinh viên đang học ngành Tài chính – Ngân hàng. Thực tế phũ phàng chỉ ra rằng tấm bằng đại học chỉ là một yếu tố rất nhỏ trong quy trình xem xét tuyển dụng của các công ty, tập đoàn. 

Với ngành Tài chính – Ngân hàng, tấm bằng đại học chỉ là điều kiện cơ bản khi ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp và tổ chức tài chính. Ngoài ra, việc sở hữu tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ hoặc những chứng chỉ thiết yếu như ACCA, CFA hay CPA chính là điểm cộng giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng và tăng tính cạnh tranh với các ứng viên khác. 

Kiến thức nghiệp vụ được đào tạo tại giảng đường đại học là chưa đủ. Bạn cần thấu hiểu về thị trường tài chính, thành thạo Excel, PivotTable, VBA cùng các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, phân tích – giải quyết vấn đề. Ngoài ra, dân Tài chính – Ngân hàng được biết đến với áp lực làm việc cao cùng khối lượng công việc liên tục. Chính vì vậy, sự thích nghi và ứng biến nhanh nhẹn cũng là yếu tố cần thiết mà sinh viên ngành học này cần bổ sung cho mình nếu muốn gắn bó dài lâu với nghề. 

Sự thật về ngành Tài chính Ngân hàng bạn cần biết

Ngành Tài chính – Ngân hàng yêu cầu cao về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm

4- Rủi ro và vất vả trong ngành Tài chính – Ngân hàng cao

Có một sự thật về ngành Tài chính – Ngân hàng mà bạn cần biết rõ chính là rủi ro và vất vả của ngành này cao hơn so với các ngành khác. Làm việc trong ngành Tài chính – Ngân hàng đòi hỏi bạn phải luôn tiếp xúc với những con số. Điều này yêu cầu bạn phải luôn cẩn thận và tỉ mỉ bởi “chỉ cần sai một con số, bạn sẽ tự giết chết chính mình”. 

Bên cạnh đó, ngành này còn có cường độ và thời gian làm việc kéo dài. Thời gian làm việc trung bình của nhân viên đảm nhận các công việc thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng dao động trong khoảng từ 60 – 100 tiếng/tuần. Khi phải tiếp xúc với những con số với tần suất dày đặc sẽ đặt các nhân viên ngành này vào trạng thái căng thẳng.

Những sự thật về ngành Tài chính Ngân hàng bạn cần biết

Công việc thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng có tỷ lệ rủi ro cao và khá vất vả

Ngoài ra, mức lương trung bình cùng các đãi ngộ trong ngành không còn hấp dẫn. Tuy  nhiên, hàng năm vẫn có rất nhiều ứng viên ứng tuyển vào ngành nghề này bởi tính chất đa dạng của công việc. Điều này kéo theo sự cạnh tranh tăng cao trong việc ứng tuyển vào làm việc trong các công ty, doanh nghiệp và tổ chức tín dụng. 

Mặc dù vậy, nhìn một cách tích cực thì mức lương thấp hay cao còn tùy thuộc vào giá trị mà người lao động mang lại cho tổ chức. Sẽ chẳng có một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nào muốn bỏ lỡ một nhân viên sáng giá. 

>>> Xem thêm: 

Ngành tài chính ngân hàng học trường nào tốt nhất và cơ hội làm việc sau khi ra trường?

5- Tuyển dụng ở Việt Nam khác gì so với nước ngoài?

Đây chắc hẳn là sự thật về ngành Tài chính – Ngân hàng mà rất ít người biết. Các công ty hay tổ chức doanh nghiệp tại Việt Nam thường tuyển nhân viên dựa theo bằng cấp và kinh nghiệm. Thông thường sẽ có hai nhóm đối tượng chính là: nhóm có tuổi nghề cao (thâm niên trên 10 năm) và nhóm có tuổi nghề thấp (thâm niên dưới 10 năm). Thông qua việc phân chia này, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ đưa ra những đại ngộ và vị trí công việc phù hợp. 

Nếu bạn yêu thích ngành Tài chính – Ngân hàng và muốn gắn bó với ngành nghề này, việc đầu tiên mà bạn cần làm là lựa chọn trường đại học uy tín để tạo nền móng kiến thức cho bản thân. Đại học Yersin Đà Lạt tự hào là một trong những trường đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng tốt nhất tại khu vực Tây Nguyên. Chương trình đào tạo của trường rút ngắn còn 3 năm nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các kiến thức về lĩnh vực tài chính, kế toán và đầu tư. 

Ngoài ra, sinh viên còn được trải nghiệm “học kỳ doanh nghiệp” ngay từ năm nhất và có cơ hội thực tập tại các công ty, doanh nghiệp hay các tổ chức tín dụng lớn. Nhờ khối lượng kiến thức nghiệp vụ được trang bị kỹ càng cùng kinh nghiệm làm việc được tích lũy ngay từ thời gian ngồi ghế nhà trường, 96% sinh viên Đại học Yersin Đà Lạt có việc ngay sau khi tốt nghiệp và tự tin làm việc trong những công ty, tập đoàn lớn. 

Trường đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng tại Đà Lạt

Học ngành Tài chính Ngân hàng tại Đại học Yersin Đà Lạt để tạo nền móng kiến thức cho bản thân

Hi vọng những sự thật về ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về ngành nghề này, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp trong kỳ xét tuyển đại học sắp tới. Để nhận tư vấn về ngành học, vui lòng liên hệ Đại học Yersin Đà Lạt theo thông tin dưới đây: 

>>>Có thể bạn quan tâm: Những khó khăn của ngành tài chính ngân hàng, Tất tần tật về ngành tài chính ngân hàng, Mức lương ngành tài chính ngân hàng, Con gái có nên học tài chính ngân hàng, Ngành tài chính ngân hàng có dễ xin việc không, Sức hút của ngành tài chính ngân hàng, Nên học chuyên ngành nào của tài chính ngân hàng, Nên học tài chính ngân hàng hay tài chính doanh nghiệp

Trà My
Phòng tuyển sinh - Truyền thông trường Đại học Yersin Đà Lạt.
27 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Tp. Đà Lạt
0911 66 20 22 - 0981 30 91 90

Tin tức liên quan