https://admin.yersin.edu.vn//Uploads/files/2022-06/2.-logo-website01(4).png

Tin tức - Sự kiện

Trang chủ Tin tức - Sự kiện

Sáng mãi tên Người anh hùng Lý Tự Trọng

Ngày đăng 16/05/2017 | Lượt xem: 771

Anh ra đi, nhưng ngọn lửa khát vọng của tuổi trẻ, khát vọng cống hiến, hi sinh vì tổ quốc, vì dân tộc còn sống mãi trong trái tim những người trẻ mai sau.

Lý Tự Trọng – người thiếu niên anh hùng bất khuất, kiên gan của dân tộc – anh ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Lí Tự Trọng - người sống có lý tưởng cao đẹp, lòng trung thành, tinh thần tận tụy và đức hy sinh, quên mình xả thân vì cách mạng, anh đã hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc cho nhân dân.

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh ngày 20/10/1994, tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan. Được sự chỉ bảo tận tuỵ của sỹ phu yêu nước Đặng Thúc Hứa, cùng tư chất thiên phú, thông minh, đĩnh đạc, Lý Tự Trọng đã sớm thông thạo cả 3 ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Thái cùng niềm say mê sâu sắc với văn thơ yêu nước,văn thơ cách mạng.

Đầu mùa hè năm 1926, Lê Hữu Trọng là một trong số các thiếu niên được đồng chí Hồ Tùng Mậu lựa chọn sang Quảng Châu đào tạo lâu dài để chuẩn bị xây dựng tổ chức thanh niên Cộng sản ở Việt Nam theo ý kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc (lúc này Người mang tên là Lý Thụy). Từ đây, Lê Hữu Trọng và các thiếu niên khác đều mạng họ Lý để đảm bảo bí mật. Lê Hữu Trọng được đổi tên là Lý Tự Trọng từ đó.

Năm 1931,nhân kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định tổ chức đợt tuyên truyền tố cáo tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi quần chúng đấu tranh. Ngày 08/02/1931, các chiến sỹ cách mạng đã tổ chức một cuộc mít tinh chớp nhoáng,  với cờ đỏ búa liềm giương cao, đồng chí Phan Bôi đã là người đứng lên diễn thuyết kêu gọi quần chúng đánh đổ thực dân Pháp.

Giữa lúc ấy tên thanh tra mật thám Pháp Le Grand và bọn cảnh sát đi cùng ập tới. Giữa tình hình “ngàn cân treo sợi tóc” ấy,  Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết tên thanh tra mật thám, đồng thời giải cứu thoát đồng chí diễn thuyết một cách an toàn.

Trước sự kiện chấn động đó, Thực dân Pháp đã ra sức truy lùng và bắt sống Anh, chúng hết tra tấn lại dụ dỗ, nhưng Anh vẫn một lòng trung thành với cách mạng, với Đảng. Chúng hứa sẽ cho Anh sang Pháp học, chúng hứa cho anh một cuộc sống tốt đẹp, sung sướng. Trước bao cám dỗ, Anh vẫn một lòng với Đảng, với Nhân dân, với Tổ chức mà cắn rang chịu mọi đòn roi, mọi nhục hình đau đớn. 

Dù bọn chúng đã dùng mọi thủ đoạn đê hèn để khuất phục, nhưng Anh vẫn một mực từ chối, chúng đã đem anh ra toà án xét xử.  Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã mở một phiên tòa đại hình để xử một chiến sĩ cộng sản Việt Nam chưa đầy 18 tuổi. Lý Tự Trọng bị kết án tử hình. Đứng trước cái chết, Lý Tự Trọng không hề run sợ, Anh chủ động biến phiên tòa của đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản. Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân mở lượng khoan hồng vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành và hành động thiếu suy nghĩ, Anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thanh niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.

Ngày 21/11/1931, Lí Tự Trọng bị đem ra pháp trường, đứng trước ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, anh vẫn một lòng với Đảng, với Nhân dân. Pháp trường hôm ấy như một bức tranh lửa, hừng hực khí thế cách mạng, hàng triệu con tim cùng một nhịp đập trong tiếng hô vang “ Việt Nam! Việt Nam” của người tử tù trẻ. Ngày anh đi, anh chỉ mới 17 tuổi…

Anh ra đi, nhưng ngọn lửa khát vọng của tuổi trẻ, khát vọng cống hiến, hi sinh vì tổ quốc, vì dân tộc còn sống mãi trong trái tim những người trẻ mai sau.

Đăng ký tư vấn