https://admin.yersin.edu.vn//Uploads/files/2022-06/2.-logo-website01(4).png

Tin hướng nghiệp

Trang chủ Tin hướng nghiệp

8 lời khuyên “xương máu” dành cho tân sinh viên ngành Quản trị kinh doanh

Ngày đăng 07/06/2021 | Lượt xem: 22979

8 lời khuyên dành cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, để có thêm kinh nghiệm học tập tốt nhất, tân sinh viên nên tham khảo.

Bước vào ngưỡng cửa đại học cũng giống như đánh dấu một cột mốc quan trọng của mỗi người. Khi là một sinh viên, hãy xây dựng một mục tiêu nhất định cho tương lai. Bài viết này sẽ đưa ra 8 lời khuyên dành cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, được rút ra từ kinh nghiệm sau khoảng thời gian học tập của các tiền bối đi trước, các bạn tân sinh viên có thể tham khảo để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình học tập trong 3 năm sắp tới và công việc trong tương lai.

1. Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?

Trong những năm trở lại đây, ngành Quản trị kinh doanh đang dần lên ngôi và trở thành một trong những ngành học hot nhất được phần đông các thí sinh lựa chọn theo học. Lý do Quản trị kinh doanh được coi là ngành xương sống đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế bởi nó đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho nền kinh tế nước nhà. Ngành học này có khá nhiều lĩnh vực chuyên sâu, trong đó bao gồm:

Quản trị kinh doanh tổng hợp

Là ngành chủ yếu đào tạo những nhà quản lý, quản trị mà trong đó đòi hỏi bạn phải nắm vững các kiến thức:

  • Kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội
  • Các kiến thức về chức năng
  • Quá trình kinh doanh và quản trị ở các doanh nghiệp
  • Kỹ năng cơ bản để vận dụng trong kinh doanh nói chung
  • Thực hành tốt trong một số công việc chuyên môn

kinh-nghiem-cho-tam-sinh-vien-nganh-quan-tri-kinh-doanh

Quản trị kinh doanh có những chuyên ngành nào

Quản trị doanh nghiệp

Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp đào tạo chuyên sâu về quản lý trong lĩnh vực kinh doanh, trang bị kỹ năng cho sinh viên về quản trị chiến lược và quản trị điều hành các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay.

Quản trị logistics

Quản trị logistics mang đến cho bạn các kiến thức và kỹ năng liên quan đến chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa với nhiều phương thức khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển.

Quản trị marketing

Với mỗi doanh nghiệp, trong quản trị kinh doanh thì Marketing chính là một ngành không thể thiếu. Đối với các bạn yêu thích ngành marketing thì trong Quản trị kinh doanh, bạn có thể chọn ngành học Quản trị marketing để nghiên cứu và tập trung chủ yếu vào ngành học này. Ở đó, bạn sẽ được tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về marketing và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp hiện nay như thế nào.

2. 8 lời khuyên dành cho tân sinh viên ngành Quản trị kinh doanh 

Xây dựng nguyên tắc sống và sống có mục tiêu

Lời khuyên đầu tiên dành cho tân sinh viên là: Bạn có thể học hỏi thói quen của người thành công nhưng không có nghĩa sẽ thành công giống họ. Những điều tốt bạn có thể học tập nhưng tuyệt nhiên hãy làm theo khả năng cũng như tình hình thực tại cuộc sống. Nếu bạn chọn học Quản trị kinh doanh vì gia đình bạn muốn, thấy người khác đi học bạn cũng đi học hoặc bạn nghe người khác nói đây là ngành học không lo thất nghiệp… dù là bất kỳ lý do nào thì hãy sống có mục tiêu, hãy học tập một cách nghiêm túc bởi học là cho bạn và học là vì chính bản thân bạn.

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân - hay nói cụ thể hơn là hình ảnh của bạn trong mắt mọi người. Các đánh giá tốt - xấu của người xung quanh phần nào đó nói lên giá trị “thương hiệu” trong bạn. Các tên đăng ký trên các trang mạng xã hội cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá bạn như thế nào trong mắt người khác. Các tài khoản ấy nên mang tên thật của bạn. Thương hiệu cá nhân không là cái gì đó quá ghê gớm nhưng mất rất nhiều thời gian để gầy dựng. Học, làm việc và không ngừng tương tác một cách có thiện chí với thế giới xung quanh khiến bản thân ngày một hoàn thiện hơn. Hãy để mọi người “gọi tên” bạn theo cách bạn muốn. 

Rèn giũa nhân cách trước khi bước vào ngành Quản trị kinh doanh 

Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Người có năng lực nhưng dối trá, bất chấp tất cả để thu về lợi ích tốt nhất cho mình rõ ràng sẽ là mối nguy hiểm lớn cho xã hội. Nói đến lĩnh vực kinh doanh thì cụm từ “đạo đức kinh doanh” không còn quá xa lạ. Đạo đức trong kinh doanh tức là không gian dối, làm điều gian dối trái pháp luật đạo đức. Kinh nghiệm dành cho tân sinh viên là muốn theo đuổi lĩnh vực kinh doanh thì đầu tiên hãy học làm người trước đã.

Hãy học tập nghiêm túc bằng cả tâm huyết của bản thân

Ngay cả những người thành công nổi tiếng toàn thế giới họ cũng không dám khẳng định mình là người “biết tất”. 
Ví dụ:

  • Bill Gates - nhà doanh nhân thành đạt, giàu nhất nhì thế giới vẫn luôn duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày. Ông đọc hơn 50 đầu sách mỗi năm với lý do rất đơn giản: Học - tiếp thu thông tin kiến thức. 
  • Hay Warren Buffett có câu nói rất nổi tiếng: “Không cần biết bạn đang ở vị trí nào của cuộc đời, chỉ cần không ngừng học hỏi, thành công sẽ tìm đến bạn”. Ông cũng duy trì thói quen đọc sách, tìm kiếm thông tin liên tục. Với ông đọc sách là cách tốt nhất giúp bản thân phát triển không ngừng. 

Bạn không thể ngồi yên chờ đợi tri thức thành công đến với mình, hãy học từng ngày, từng giờ. Không chỉ học từ sách, bạn cần tìm đến những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mình đang theo đuổi; học từ cấp trên, đồng nghiệp và thực tế. Và đừng quên việc học chỉ mang lại hiệu quả khi được thực hiện từng ngày, từng giờ và kéo dài đến mãi về sau. 

Có vốn ngoại ngữ là một lợi thế 

Thời đại hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi người không thể chỉ biết tiếng mẹ đẻ. Tiếng Anh vô cùng cần thiết để sinh viên Quản trị kinh doanh có thể đứng vững trong môi trường làm việc đầy cạnh tranh. 

Tranh thủ đi làm thêm khi còn là sinh viên

loi-khuyen-cho-sinh-vien-nganh-quan-tri-kinh-doanh

Tận dụng mọi cơ hội và thời gian để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân

Kinh nghiệm “xương máu” của bậc tiền bối đi trước là phải tìm công việc làm thêm để rèn mình trong môi trường làm việc quy củ, phép tắc. Ở năm học thứ nhất, năm học thứ 2 bạn có thể làm bồi bàn, dạy kèm hoặc tìm kiếm một công việc nhẹ nhàng để vừa có kinh nghiệm lại vừa hiểu được giá trị của đồng tiền. Bước sang năm thứ 3 trở đi, hãy xin vào công ty để làm. Với một sinh viên Quản trị kinh doanh sau khi ra trường dày dặn kinh nghiệm thì chắc chắn bạn sẽ tìm kiếm được một công việc lý tưởng với mức thu nhập hấp dẫn sau khi ra trường.

Tham gia câu lạc bộ chuyên ngành

Trong môi trường đại học có những CLB, hội, nhóm chuyên ngành giúp sinh viên trau dồi kỹ năng rất nhiều. Thậm chí, bạn mạnh dạn tham gia hoạt động thiện nguyện, không lợi ích để có thể thêm kinh nghiệm hơn trong quá trình làm nghề trong tương lai. 

Lên kế hoạch dài hạn cho tương lai

Kinh nghiệm quý giá sẽ tích lũy từ vị trí thấp nhất. Bạn là người có năng lực và khi khổ luyện trong môi trường chuyên nghiệp thì không chỉ kỹ năng, mà kinh nghiệm nghề nghiệp là những thứ không phải ai cũng có được. Song hành với quá trình rèn luyện mỗi ngày bạn dần có được rất nhiều thứ, kể cả tài chính (nếu bạn biết tiết kiệm và cân đối các khoản chi tiêu); chuẩn bị tốt nhất cho khởi nghiệp. Việc làm công ăn lương bao nhiêu năm là tùy thuộc vào bản thân, ngành nghề và các điều kiện khác. 

loi-khuyen-cho-sinh-vien-nganh-quan-tri-kinh-doanh-1

Mỗi sinh viên cần lên kế hoạch dài hạn cho tương lai

Nói tóm lại, đại học là nơi bạn có thể chuẩn bị những bước đi vững chãi nhất cho tương lai. Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp những kinh nghiệm cần thiết cho tân sinh viên. Đừng để phí hoài một phút giây nào khi còn đang là sinh viên đại  học. Việc đầu tiên bạn cần thực hiện là chuẩn bị cho mình về kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm thật tốt. Bắt đầu từ bây giờ, hãy nỗ lực học, thực hành và trải nghiệm mọi lúc có thể; đây chính là cách tốt nhất, và là con đường ngắn nhất đưa bạn đến thành công. 

>>> Xem thêm: Ngành Quản trị kinh doanh nên chọn học trường nào tốt nhất?

Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Yersin Đà Lạt:

Đăng ký tư vấn